Vietnews.ru
Quân sự

Hải quân Nga ‘dương oai’ ở Đông Nam Á

13/05/2011 (Đọc 5 phút)

Xem thêm:

Một đội tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương hôm nay thăm Singapore và Indonesia. Trong số này có tàu săn ngầm lớn nhất thế giới là Đô đốc Panteleev và tàu cứu hộ "khủng" nhất thế giới Fotiy Krylov.

Hôm nay, đội tàu chiến này tới Singapore để dự Triển lãm phòng vệ hải quân quốc tế (IMDEX-2011). Tới ngày 20/5, đội tàu chiến sẽ tới cảng Macasar của Indonesia để tham dự cuộc tập trận chung chống cướp biển với hải quân Indonesia.
Hải quân Nga ‘dương oai’ ở Đông Nam Á
Đội tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương hôm nay thăm Singapore và Indonesia.

Đông Nam Á từ lâu là khu vực hợp tác chặt với Nga trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Ngay từ giai đoạn đấu tranh vũ trang vì độc lập dân tộc, nhiều quốc gia trong khu vực là đối tác tiếp nhận vũ khí Liên Xô như Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia...

Tình hình ngày nay cũng không khác trước là mấy. Học giả Nga Anatoly Voronin khẳng định: “Do các nước của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á duy trì chính sách đối ngoại tự chủ nên họ mua của Nga thiết bị hàng không, các phương tiện phòng không, quân trang phục vụ lực lượng bộ binh và hải quân. Hiệp hội là một trong những thị trường hứa hẹn nhất đối với các sản phẩm quốc phòng của Nga. Nga tiếp tục thúc đẩy hợp tác quân sự với Malaysia, Myanmar, Thái Lan và cả Singapore”.

Tương lai là năng lượng

Học giả Nga Anatoly Voronin nhận định, ASEAN là những nhà nhập siêu dầu mỏ và khí đốt. Sự phụ thuộc rất lớn của họ vào thị trường năng lượng toàn cầu sẽ không ngừng tăng cùng với tiến trình tăng trưởng kinh tế của họ.

Tuy nhiên, việc phụ thuộc như trên là rất nguy hiểm bởi tình hình chính trị Trung Đông rất mất ổn định. Do đó, ASEAN ngày càng có nhu cầu đa dạng hoá thị trường năng lượng nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Đông. Và như một lẽ tất yếu, Hiệp hội ngày càng hướng sự chú ý của mình về phía Nga, cường quốc về sản xuất năng lượng với cơ sở vật chất, trình độ kỹ thuật vững chắc…

Hợp tác với Nga trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, năng lượng địa nhiệt và thuỷ điện là những sự lựa chọn tốt bởi nó không chỉ đáp ứng được các yêu cầu an ninh, thương mại và còn giúp các nước ASEAN hạn chế khí thải nhà kính, giảm phụ thuộc vào việc vận tải dầu, khí đốt… trên biển bởi nhiều nước trong Hiệp hội chưa kiểm soát được hoàn toàn vấn đề an ninh, dễ bị hải quân nước ngoài, cướp biển, khủng bố… phá rối.

Về phía Nga, đây là cơ hội lớn cho họ. Trong chuyến thăm Hà Nội vừa qua, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cũng khẳng định, Nga có lợi ích to lớn tại châu lục này.


Nga tăng cường hợp tác với ASEAN.

Tiềm năng to lớn

Hiện, Nga và ASEAN có tiềm năng lớn về hợp tác kinh tế, năng lượng, quân sự và quan trọng hơn, cả hai đều muốn cộng tác với nhau.

Học giả Anatoly Voronin, thành viên Hội đồng chuyên viên thuộc Hội đồng liên bang Nga nhận xét: “Các nước của Hiệp hội là một thị trường phong phú và năng động. Tổng trị giá sản phẩm của họ vượt quá 500 tỷ USD. Đã vậy, ASEAN còn ở ngã tư động giao thông thế giới: một phần ba khối lượng lưu thông thương mại, một nửa dòng chảy dầu mỏ thế giới… đi qua eo biển Malacca. Rõ ràng rằng, cùng với sự đẩy mạnh các quá trình toàn cầu hoá về kinh tế, ý nghĩa của khu vực sẽ chỉ tăng lên”.

Tuy vậy, quan hệ kinh tế, thương mại Nga - ASEAN vẫn chưa tương xứng tiềm năng. Thương mại giữa các quốc gia ASEAN và Nga chiếm dưới 0,5% tổng kim ngạch ngoại thương của hiệp hội. Trong năm 2009, trị giá các hợp đồng qua lại giữa đôi bên không vượt quá 7 tỷ USD.

Trong khi đó, theo các chuyên gia Nga, trao đổi kinh tế giữa Nga và các nước ASEAN tới năm 2020 hoàn toàn có thể tăng tới 40-50 tỷ USD.

Học giả Voronin tiếp tục nói: “Trong mặt này, sự hợp tác của Nga và Việt Nam mang tính tiêu biểu, tự tin chứng minh hiệu quả kinh tế cao đối với cả hai bên. Nhờ có sự hợp tác với Nga, Việt Nam hiện sở hữu một tổ hợp nhiên liệu - năng lượng hiện đại, là nguồn đóng góp lớn cho ngân sách. Chỉ riêng Liên doanh Vietsovpetro trong thời gian hoạt động tại Việt Nam khai thác khoảng 200 triệu tấn dầu, thúc đẩy Việt Nam hoà nhập vị trí các nước hàng đầu trong khu vực về sản xuất dầu mỏ".

"Phía Nga cũng không hề chịu sự thiệt thòi. Ngân sách Nga nhận được khoảng 8 tỷ USD từ hoạt động liên doanh này. Và gần đây, Nga là đối tác được Việt Nam chọn lựa để xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên", ông Voronin nói tiếp.

Theo baodatviet.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Ngoại trưởng Nga nói mục tiêu quân sự của nước này ở Ukraine không còn chỉ tập trung vào Donbass ở miền đông, mà mở rộng sang miền nam và các khu vực khác.

Quân sự,

20/07/2022

Lực lượng Nga tuyên bố "hoàn thành nhiệm vụ" và rút khỏi đảo Zmiinyi ở ngoài khơi Biển Đen như "cử chỉ thiện chí" để Ukraine xuất khẩu nông sản.

Quân sự,

30/06/2022

Nga truy tố hơn 10 sĩ quan quân đội sau khi hàng trăm lính nghĩa vụ được cử đến Ukraine, trái với yêu cầu của Tổng thống Putin.

Quân sự,

07/06/2022

Ngày 26/5, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố một kế hoạch về hành lang nhân đạo, cung cấp cho tàu nước ngoài qua lại an toàn từ các cảng trên Biển Đen của Ukraine.

Quân sự,

27/05/2022

Nga chi hơn 300 triệu USD mỗi ngày cho quốc phòng vào tháng 4, trong bối cảnh đang tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Quân sự,

20/05/2022

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết vào cuối năm nay, 12 đơn vị và sư đoàn quân đội sẽ được thành lập tại quân khu phía tây.

Quân sự,

20/05/2022

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 21/4 cho biết nước này đã kiểm soát Mariupol, sau gần hai tháng giao tranh. Tổng thống Putin chỉ đạo không cần phải tấn công vào Azovstal,

Quân sự,

21/04/2022

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu, mục tiêu của giai đoạn 2 là 'giải phóng có hệ thống cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk'.

Quân sự,

19/04/2022

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov đã cho biết thông tin trên.

Quân sự,

19/04/2022

Thời gian qua, quân đội Nga đã tiến đánh thành phố chiến lược Mariupol (Ukraine) một cách khó nhọc. Mãi đến gần đây, họ mới chiếm được cơ bản thành phố này, ngoại trừ khu vực nhà máy luyện kim Azovstal.

Quân sự,

17/04/2022

Phần Lan cắt 90% thị thực du lịch Nga

Phần Lan cho biết sẽ cắt giảm 90% thị thực du lịch Nga so với mức hiện tại kể từ ngày 1/9, nhằm phản ứng với xung đột Ukraine.

Gần 50.000 du khách Nga 'vượt khó' tới Croatia

Ngày 12/8, hãng thông tấn nhà nước Hina của Croatia đưa tin, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine cuối tháng 2/2022, gần 50.000 du khách Nga đã tới nước này.

13.08.2022

Chính phủ Nga dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh do dịch COVID-19

Nga thông báo sẽ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đã được áp đặt với công dân nước ngoài đến từ một số quốc gia trong thời gian đại dịch.

04.07.2022

Vyborg - thành phố cổ phong cách Thụy Điển trong lòng nước Nga

Vyborg là thành phố cổ thuộc tỉnh Leningrad, nằm cách thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga khoảng 2 tiếng lái xe ôtô (140km) và cách biên giới Phần Lan chỉ 30-50km.

15.06.2022

Khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp vùng Bắc Kavkaz, Nga

Dự kiến lượng khách đến thăm vùng Bắc Kavkaz sẽ tăng 10%, ít nhất lên đến đến 1,2 triệu người. Năm 2022, lần đầu tiên Bắc Kavkaz lọt vào top 5 điểm du lịch bán chạy nhất ở Nga, trong các công ty lữ hành.

13.06.2022

©2022 - - All Rights Reserved. VietNews.ru