Nga thử nghiệm xe tăng chủ lực không người lái
Hãng Uralvagonzavod thông báo đã thử nghiệm xe tăng chủ lực T-14 ở chế độ không người lái trong chương trình phát triển phương tiện chiến đấu robot.
"Trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu và phát triển do Bộ Quốc phòng Nga ủy quyền, các chuyên gia của công ty đang nghiên cứu chế tạo các phương tiện chiến đấu robot tiên tiến và thử nghiệm xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 ở chế độ không người lái", hãng chế tạo xe tăng T-14 Uralvagonzavod của Nga cho biết trong thông cáo hôm 24/8.
Hãng Uralvagonzavod khẳng định các phương tiện chiến đấu không người lái hạng nặng "sẽ xuất hiện trong tương lai gần". Trước đó, Phó tổng giám đốc Uralvagonzavod Vyacheslav Khalitov nói hãng này đã xây dựng lý thuyết và thử nghiệm một xe tăng robot trên nền tảng phương tiện bánh xích hạng nặng Armata.
Tăng chiến đấu chủ lực thế hệ năm T-14 của Nga được phát triển dựa trên Nền tảng Chiến đấu Đa năng Armata, là mẫu xe tăng đầu tiên trên thế giới tích hợp công nghệ "mạng chiến đấu trung tâm". Một chiếc T-14 có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát, chỉ định mục tiêu và điều chỉnh hỏa lực cho các khí tài như pháo tự hành, tên lửa đất đối không và thậm chí cả xe tăng T-90.
Mẫu xe tăng này được trang bị tháp pháo tự động với pháo chính 2A82-1M 125 mm điều khiển từ xa và nạp đạn tự động. Kíp lái của xe ngồi trong khoang bọc thép dưới thân, cách biệt với bộ phận nạp và buồng chứa đạn ở giữa xe tăng.
T-14 được trang bị các camera góc rộng bên ngoài với tầm bao quát 360 độ, bên cạnh kính tiềm vọng và máy đo xa laser theo hướng thẳng, có thể hỗ trợ người điều khiển từ xa theo dõi mọi tình huống trên chiến trường. Camera có thể phóng to khi cần thiết, ngoài ra các cảm biến nhiệt và hồng ngoại trên xe có thể hoạt động ngày đêm lẫn mọi điều kiện thời tiết.
"Nếu một phiên bản không người lái của tăng chủ lực T-14 đang được sản xuất, đây có thể là nỗ lực nhằm lôi kéo khách hàng nước ngoài", biên tập viên Peter Suciu viết trên National Interest.
T-14 Armata là dòng tăng chủ lực đầu tiên được Nga phát triển mới hoàn toàn từ năm 1990 tới nay. T- 14 sở hữu hệ thống phòng thủ chủ động Afghanit và giáp phản ứng nổ thế hệ mới, đủ khả năng đối phó tên lửa và các loại đạn pháo chống tăng tối tân trên thế giới.
Theo VnExpress
TIN LIÊN QUAN
Ngoại trưởng Nga nói mục tiêu quân sự của nước này ở Ukraine không còn chỉ tập trung vào Donbass ở miền đông, mà mở rộng sang miền nam và các khu vực khác.
20/07/2022
Lực lượng Nga tuyên bố "hoàn thành nhiệm vụ" và rút khỏi đảo Zmiinyi ở ngoài khơi Biển Đen như "cử chỉ thiện chí" để Ukraine xuất khẩu nông sản.
30/06/2022
Nga truy tố hơn 10 sĩ quan quân đội sau khi hàng trăm lính nghĩa vụ được cử đến Ukraine, trái với yêu cầu của Tổng thống Putin.
07/06/2022
Ngày 26/5, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố một kế hoạch về hành lang nhân đạo, cung cấp cho tàu nước ngoài qua lại an toàn từ các cảng trên Biển Đen của Ukraine.
27/05/2022
Nga chi hơn 300 triệu USD mỗi ngày cho quốc phòng vào tháng 4, trong bối cảnh đang tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine.
20/05/2022
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết vào cuối năm nay, 12 đơn vị và sư đoàn quân đội sẽ được thành lập tại quân khu phía tây.
20/05/2022
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 21/4 cho biết nước này đã kiểm soát Mariupol, sau gần hai tháng giao tranh. Tổng thống Putin chỉ đạo không cần phải tấn công vào Azovstal,
21/04/2022
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu, mục tiêu của giai đoạn 2 là 'giải phóng có hệ thống cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk'.
19/04/2022
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov đã cho biết thông tin trên.
19/04/2022
Thời gian qua, quân đội Nga đã tiến đánh thành phố chiến lược Mariupol (Ukraine) một cách khó nhọc. Mãi đến gần đây, họ mới chiếm được cơ bản thành phố này, ngoại trừ khu vực nhà máy luyện kim Azovstal.
17/04/2022