Nga vượt qua Mỹ về siêu tên lửa có độ chính xác cao
Tờ Diplomat nhận định máy bay chiến đấu biến thể thế hệ thứ 5 T-50 của Nga (PAK FA) có hệ thống tên lửa không đối không với độ chính xác cao nhất từng được chế tạo. Đặc biệt, hệ thống tên lửa mới này có thể cho phép phi công phá vỡ hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương và tiêu diệt mục tiêu mà các thế hệ tên lửa trước đây không thể thực hiện nhờ vào hệ thống radar được tích hợp trên mũi của tên lửa.
Theo tờ Russia Today, hệ thống tên lửa mới trên, K-77M-hay còn giọi là "vũ khí chiếu yêu", được mô tả là một "sát thủ tuyệt đối". Sức mạnh của PAK-FA sẽ tăng lên gấp bội nhờ mang theo tên lửa K-77M. Tên lửa này bám mục tiêu hiệu quả, cho dù máy bay đối phương bất ngờ nhào lộn lẩn tránh.
Linh hồn hệ thống bám bắt mục tiêu của K-77M là một antenna mạng pha chủ động APAA lắp ở chóp tên lửa, cho phép tên lửa phản ứng tức thì đối với các hoạt động chuyển hướng của mục tiêu, lệnh cho hệ thống cánh lái bám rất "dai" mọi động thái của mục tiêu đã bị khóa.
Thông thường ở các góc bám quá lớn, tên lửa dễ bị "trễ". Nhưng cánh đuôi của tên lửa K-77M có cấu trúc dạng tổ ong, do vậy khi đạn liệng, cánh đuôi vẫn kịp chỉnh góc lái, giúp hệ thống bám sát tự động của tên lửa luôn chỉnh sai số thấp nhất, linh hoạt nhất.
Tên lửa không đối không này được cho là tên lửa chính xác nhất từng được phát triển trên thế giới và có thể coi đây là một "cuộc đảo chính" lớn đối với Viện thiết kế UPKB Detal thuộc Tổng công ty Vũ khí tên lửa chiến thuật (KTRV) của Nga.
Hiện Nga cũng đã có đối tác quan tâm đến PAK FA là Ấn Độ. Ấn Độ sẽ là một đối tác tài chính và nghiên cứu quan trọng trong sự phát triển của máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo, và dự kiến sẽ đặt hàng khoảng 200 chiếc. Phiên bản sản xuất chung được gọi là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Sukhoi /HAL trên cơ sở chủ yếu của dự án PAK FA. Cho đến nay, những chiếc PAK FA có chi phí thấp hơn so với các máy bay F- 22 Raptor và F-35 Lightning II của Mỹ. Việc bổ sung hệ thống công nghệ tên lửa siêu chính xác làm tăng tính hấp dẫn của những chiếc PAK FA, ít nhất là trong ngắn hạn.
Như The Diplomat khẳng định, Mỹ hiện không có công nghệ tên lửa không đối không hiện đại nào để có thể cạnh tranh với độ chính xác của K- 77M.
TIN LIÊN QUAN
Ngoại trưởng Nga nói mục tiêu quân sự của nước này ở Ukraine không còn chỉ tập trung vào Donbass ở miền đông, mà mở rộng sang miền nam và các khu vực khác.
20/07/2022
Lực lượng Nga tuyên bố "hoàn thành nhiệm vụ" và rút khỏi đảo Zmiinyi ở ngoài khơi Biển Đen như "cử chỉ thiện chí" để Ukraine xuất khẩu nông sản.
30/06/2022
Nga truy tố hơn 10 sĩ quan quân đội sau khi hàng trăm lính nghĩa vụ được cử đến Ukraine, trái với yêu cầu của Tổng thống Putin.
07/06/2022
Ngày 26/5, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố một kế hoạch về hành lang nhân đạo, cung cấp cho tàu nước ngoài qua lại an toàn từ các cảng trên Biển Đen của Ukraine.
27/05/2022
Nga chi hơn 300 triệu USD mỗi ngày cho quốc phòng vào tháng 4, trong bối cảnh đang tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine.
20/05/2022
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết vào cuối năm nay, 12 đơn vị và sư đoàn quân đội sẽ được thành lập tại quân khu phía tây.
20/05/2022
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 21/4 cho biết nước này đã kiểm soát Mariupol, sau gần hai tháng giao tranh. Tổng thống Putin chỉ đạo không cần phải tấn công vào Azovstal,
21/04/2022
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu, mục tiêu của giai đoạn 2 là 'giải phóng có hệ thống cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk'.
19/04/2022
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov đã cho biết thông tin trên.
19/04/2022
Thời gian qua, quân đội Nga đã tiến đánh thành phố chiến lược Mariupol (Ukraine) một cách khó nhọc. Mãi đến gần đây, họ mới chiếm được cơ bản thành phố này, ngoại trừ khu vực nhà máy luyện kim Azovstal.
17/04/2022