Nga vượt Trung Quốc trong cuộc đua vaccine Covid-19
Việc công bố dữ liệu sơ bộ giúp nâng cao uy tín vaccine Sputnik V Nga, trong khi Trung Quốc vẫn "mù mờ" về thông tin vaccine nội địa.
Tạp chí y khoa quốc tế Lancet hôm 2/2 công bố phân tích cho thấy vaccine Sputnik V của Nga đạt hiệu quả chống virus lên tới gần 92%. Bài báo dựa trên phân tích tạm thời về thử nghiệm liên quan gần 20.000 người ở Nga.
"Quá trình phát triển vaccine Nga bị chỉ trích vì quá vội vàng, đốt cháy giai đoạn và thiếu minh bạch. Nhưng kết quả được báo cáo ở đây là rõ ràng và nguyên tắc khoa học của việc tiêm chủng đã được chứng minh, đồng nghĩa là một loại vaccine khác hiện có thể tham gia cuộc chiến chống Covid-19", giáo sư Ian Jones từ Đại học Reading và giáo sư Polly Roy từ Trường Vệ sinh & Y học Nhiệt đới London viết trong bài bình duyệt trên Lancet.
Theo các chuyên gia y tế, bài bình duyệt này đã nâng cao uy tín vaccine Covid-19 của Nga, giải quyết những lo ngại về tính minh bạch, làm dấy lên hy vọng rằng Sputnik V có thể giảm bớt tình trạng thiếu hụt vaccine toàn cầu.
Vaccine Nga, do Viện Gamaleya ở Moskva phát triển, đã được các quốc gia khác nhau đặt hàng vì phần lớn nguồn cung vaccine trên toàn cầu đã được các nước giàu đặt trước. Viện Gamaleya là nhà phát triển vaccine Covid-19 thứ tư công bố kết quả thử nghiệm Giai đoạn Ba, sau Pfizer/BioNTech, Moderna và AstraZeneca.
Việc công bố dữ liệu thử nghiệm cũng đưa nhà phát triển vaccine của Nga đi trước các tập đoàn dược phẩm Trung Quốc là Sinopharm và Sinovac một bước trong việc chia sẻ dữ liệu với công chúng.
Cả hai công ty Trung Quốc đều công bố số liệu về hiệu quả của vaccine, đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Trung Quốc trước khi kết thúc thử nghiệm Giai đoạn Ba năm ngoái. Sinopharm đã được phê duyệt có điều kiện tại Trung Quốc vào tháng 12.
Tuy nhiên, cả hai đều không công khai dữ liệu Giai đoạn Ba hoặc công bố kết quả, dù họ đã đệ trình dữ liệu lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để xem xét và được phê duyệt ở một số quốc gia dựa trên các thử nghiệm.
Nhà nghiên cứu miễn dịch học Kylie Quinn, phó hiệu trưởng Đại học RMIT, Australia, cho biết công bố dữ liệu được đánh giá là bước quan trọng để hướng tới sự tin tưởng vào vaccine.
"Tính minh bạch là yếu tố hoàn toàn cần thiết trong việc phổ biến vaccine rộng rãi trong công chúng. Nếu bạn muốn có một loại vaccine tốt thì nó phải an toàn, hiệu quả và đáng tin cậy", Quinn nói.
Theo VnExpress
TIN LIÊN QUAN
Ông Alexander Gintsburg – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh học Gamaleya (Nga) cho biết vắc xin ngừa COVID-19 dạng xịt mũi đã chứng minh hiệu quả chống lại tất cả các biến thể của virus SARS-CoV-2.
15/08/2022
Ngày 21/4, Bộ Y tế Liên bang Nga cho biết đã đăng ký một loại thuốc mới để điều trị Covid-19 với tên gọi Skyvira, được phát triển bởi công ty dược phẩm Promomed.
22/04/2022
Công ty dược phẩm Mỹ Pfizer đã nhận được giấy phép từ Roszdravnadzor để tiến hành thử nghiệm lâm sàng ở Nga về hiệu quả của một loại thuốc mới giúp ngăn ngừa COVID-19, tờ báo Vedomosti viết.
Nga sẽ chỉ sử dụng vaccine Sputnik Light ngừa COVID-19 do nước này sản xuất làm mũi tiêm tăng cường cho những người đã tiêm chủng.
01/11/2021
Thành phố Kaliningrad, Nga vừa mở một trung tâm tiêm chủng xuyên đêm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêm chủng gia tăng của người dân.
26/10/2021
Theo Bộ Y tế Nga, vẫn chưa rõ liệu các hoạt chất của vaccine có vào sữa mẹ hay không nên trước khi tiêm vaccine cho phụ nữ đang cho con bú, cần phải đánh giá các rủi ro và lợi ích của việc tiêm.
25/10/2021
Nga ngày 21/10 thông báo một số ca nhiễm một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được cho là dễ lây nhiễm hơn cả biến thể Delta.
21/10/2021
Ca nhiễm và tử vong hàng ngày do Covid-19 ở Nga ghi nhận mốc nghiệt ngã mới, khi tiêm chủng trì trệ và biện pháp phòng dịch hạn chế.
16/10/2021
Kết quả nghiên cứu trên được công bố sau khi Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga tiến hành thử nghiệm trên hơn 1.000 tình nguyện viên ở Argentina tiêm kết hợp 2 loại vaccine ngừa Covid-19 khác nhau.
15/10/2021
Nga sẽ thử nghiệm vaccine Covid-19 Sputnik V dạng xịt mũi trên tình nguyện viên trưởng thành, nhằm kiềm chế số ca nhiễm và tử vong.
13/10/2021