Thủ đô Moscow sử dụng trí tuệ nhân tạo để xử lý các cuộc gọi cấp cứu
Thuật toán mới cho phép trí tuệ nhân tạo đưa ra quyết định về tình trạng mức độ khẩn cấp của cuộc gọi cấp cứu. Nhờ đó, việc sử lý nhanh sẽ giúp sớm có quyết định để bác sĩ đến với bệnh nhân.
Trạm cứu thương lớn nhất tại thủ đô Moscow mang tên A.S. Puchkova đã được cấp bằng sáng chế cho giải pháp y tế nhằm cứu trợ nhanh chóng đối với bệnh nhân, sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI). Sở y tế thủ đô cho biết về thông tin này.
Hệ thống được phát triển trong việc cấp cứu bệnh nhân bởi một thuật toán sử dụng AI. Người điều phối trạm cấp cứu nhận được một cuộc gọi và sử dụng thuật toán này, đánh dấu ở dạng điện tử. Sau đó, dữ liệu được xử lý bởi trí tuệ nhân tạo, nó sẽ phân tích theo thời gian thực và đưa ra kết luận: cuộc gọi này là rất khẩn cấp hay không thể trì hoãn.
Kết quả của việc áp dụng hệ thống mới là giảm thời gian của đội xe cấp cứu đến với bệnh nhân. Nikolai Plavunov, bác sĩ trưởng của trạm cho biết: “Trí tuệ nhân tạo, được tích hợp vào việc quản lý các thuật toán thăm dò, đã làm giảm đáng kể thời gian xử lý của dịch vụ 103 cuộc gọi và từ dịch vụ 112 và thời gian gửi xe cấp cứu đến với bệnh nhân, đồng thời cải thiện chất lượng chăm sóc y tế.
Việc gọi xe cấp cứu được coi là không thể trì hoãn, khi bệnh mãn tính trở nên nặng hơn, bệnh nhân bị thương, nhưng không bị đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Một cuộc gọi rất khẩn cấp liên quan đến việc cấp cứu của các bác sĩ trong một trường hợp có sự nguy hiểm đến tính mạng người. Căn cứ để gọi cấp cứu là các biểu hiệnrối loạn hô hấp và tuần hoàn máu nguy hiểm, rối loạn tâm thần nguy hiểm cho người khác, thương tích và bỏng đe dọa tính mạng, hội chứng đau, chảy máu, sinh đẻ.
Tất cả các phòng khám đa khoa ở Moscow đều có quyền truy cập vào dịch vụ này. Nó cho phép đưa ra kết luận dựa trên hình ảnh được tải lên trong năm phút. Độ chính xác của chẩn đoán là 90%. Sau một tháng, chính quyền thành phố thông báo rằng họ đã tạo ra cơ sở dữ liệu lớn nhất thế giới về hình ảnh CT.
Vào tháng 10, Thứ trưởng Bộ Y tế Pavel Pugachev nói rằng một hệ thống chẩn đoán sử dụng AI đã được đăng ký như một thiết bị y tế. Pugachev lưu ý rằng đăng ký nhanh chóng sẽ cho phép dịch vụ được đưa vào thực hành đối với nhân viên y tế.
Theo rbc.ru
TIN LIÊN QUAN
Ông Alexander Gintsburg – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh học Gamaleya (Nga) cho biết vắc xin ngừa COVID-19 dạng xịt mũi đã chứng minh hiệu quả chống lại tất cả các biến thể của virus SARS-CoV-2.
15/08/2022
Ngày 21/4, Bộ Y tế Liên bang Nga cho biết đã đăng ký một loại thuốc mới để điều trị Covid-19 với tên gọi Skyvira, được phát triển bởi công ty dược phẩm Promomed.
22/04/2022
Công ty dược phẩm Mỹ Pfizer đã nhận được giấy phép từ Roszdravnadzor để tiến hành thử nghiệm lâm sàng ở Nga về hiệu quả của một loại thuốc mới giúp ngăn ngừa COVID-19, tờ báo Vedomosti viết.
Nga sẽ chỉ sử dụng vaccine Sputnik Light ngừa COVID-19 do nước này sản xuất làm mũi tiêm tăng cường cho những người đã tiêm chủng.
01/11/2021
Thành phố Kaliningrad, Nga vừa mở một trung tâm tiêm chủng xuyên đêm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêm chủng gia tăng của người dân.
26/10/2021
Theo Bộ Y tế Nga, vẫn chưa rõ liệu các hoạt chất của vaccine có vào sữa mẹ hay không nên trước khi tiêm vaccine cho phụ nữ đang cho con bú, cần phải đánh giá các rủi ro và lợi ích của việc tiêm.
25/10/2021
Nga ngày 21/10 thông báo một số ca nhiễm một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được cho là dễ lây nhiễm hơn cả biến thể Delta.
21/10/2021
Ca nhiễm và tử vong hàng ngày do Covid-19 ở Nga ghi nhận mốc nghiệt ngã mới, khi tiêm chủng trì trệ và biện pháp phòng dịch hạn chế.
16/10/2021
Kết quả nghiên cứu trên được công bố sau khi Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga tiến hành thử nghiệm trên hơn 1.000 tình nguyện viên ở Argentina tiêm kết hợp 2 loại vaccine ngừa Covid-19 khác nhau.
15/10/2021
Nga sẽ thử nghiệm vaccine Covid-19 Sputnik V dạng xịt mũi trên tình nguyện viên trưởng thành, nhằm kiềm chế số ca nhiễm và tử vong.
13/10/2021