Tàu phá băng hạt nhân mạnh nhất thế giới của Nga ra biển
Tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân Arktika, biểu tượng cho tham vọng chinh phục Bắc Cực của Nga, hôm nay thực hiện chuyến đi đầu tiên.
Arktika, được thiết kế để vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng từ Bắc Cực, là con tàu khổng lồ với chiều dài 173 m, cao 15 m, trọng lượng rẽ nước 33.500 tấn và có thể phá vỡ lớp băng dày gần 3 m.
"Con tàu độc nhất được sản xuất trong nước này sẽ lần đầu tiên được trải nghiệm điều kiện khắc nghiệt ở Bắc Cực, nơi nó phải khẳng định được vị thế soái hạm trong đội tàu phá băng của Nga", nhà máy đóng tàu Baltic, nơi Arktika ra đời, ở St. Petersburg, cho biết.
Arktika dự kiến cập cảng Murmansk, phía tây bắc nước Nga trong hai tuần tới, sau khi thực hiện các bài kiểm tra hiệu suất trên đường đi.
Được khởi công từ năm 2016, Arktika là con tàu đầu tiên trong thế hệ tàu phá băng mới có tên Project 22220 của Nga, với công suất 60 megawatt, do Cơ quan Nguyên tử Nga, Rosatom, chế tạo. Arktika lần đầu tiên hạ thủy chạy thử nghiệm vào tháng 12 năm ngoái tại thành phố St. Petersburg.
Hồi tháng 4, Nga cho biết sắp đóng tàu phá băng hạt nhân mới có tên Leader, dài hơn 200 m, cao 40 m, công suất 120 megawatt, dự kiến hạ thủy vào năm 2025. Chi phí ước tính của tàu Leader lên tới 1,7 tỷ USD.
Nga là nước duy nhất trên thế giới vận hành đội tàu phá băng hạt nhân lớn, cho phép thực hiện tham vọng thúc đẩy lưu lượng hàng hóa dọc bờ biển Bắc Cực, đồng thời giúp việc đi lại giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương có thể diễn ra quanh năm.
Phát triển kinh tế ở Bắc Cực là một trong những mục tiêu quan trọng của Tổng thống Vladimir Putin. Khu vực này có trữ lượng dầu khí khổng lồ, đang được Nga, Mỹ và Na Uy để mắt tới.
Theo VnExpress
TIN LIÊN QUAN
Trong bối cảnh tốc độ tăng giá chậm lại, Ngân hàng Trung ương Nga đã hạ lãi suất chủ chốt 3 điểm phần trăm. - xuống còn 14% mỗi năm.
Quan chức Nga cho rằng dù nền kinh tế không thể sụp đổ, GDP khó tránh sụt giảm nếu tình hình không cải thiện.
EU không có đủ sự ủng hộ từ các nước thành viên để cấm vận hoàn toàn hoặc áp thuế trừng phạt dầu và khí đốt nhập khẩu từ Nga.
Vào ngày chủ nhật 24.4.2022, toàn thể thế giới Kitô bao gồm các tín hữu Chính thống giáo, Công giáo và Tin Lành cùng hân hoan đón thánh lễ Phục sinh. Đây cũng được coi là ngày lễ cổ xưa nhất nước Nga, xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ X.
Tuần tới, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres sẽ tới Nga và Ukraine. Trọng tâm của hai chuyến đi là thảo luận về các biện pháp cấp bách để tái lập hòa bình tại Ukraine.
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Ngân hàng Trung ương Nga đã nới lỏng các hạn chế áp đặt do các lệnh trừng phạt và cho phép công dân rút ngoại tệ không chỉ bằng đô la, mà còn cả euro từ các tài khoản, dịch vụ báo chí của cơ quan quản lý này đưa tin.
Ngân hàng Trung ương Nga đã quyết định giảm lãi suất cơ bản từ mức cao lịch sử 20% xuống còn 17%. Cơ quan quản lý giải thích điều này do giảm lạm phát, bao gồm cả do sự tăng trưởng của đồng rúp. Nới lỏng chính sách có thể tiếp tục trong tương lai gần tới.
Nga có kế hoạch chấm dứt các hạn chế đối với các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia/vùng lãnh thổ sau ngày 9/4, một phần trong kế hoạch giảm các biện pháp được thực hiện để làm chậm sự lây lan của COVID-19, Thủ tướng Mikhail Mishustin cho biết hôm 4/4.