Vietnews.ru
Kinh tế - Tâm điểm

Tổng thống Nga ký sắc lệnh yêu cầu thanh toán tiền khí đốt bằng đồng ruble

31/03/2022 (Đọc 4 phút)


Ngày 31/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo đã ký sắc lệnh yêu cầu bên mua nước ngoài phải thanh toán bằng đồng ruble để mua khí đốt của Nga từ ngày 1/4 tới và các hợp đồng sẽ bị tạm đình chỉ nếu các khoản thanh toán này không được thực hiện.

Theo hãng tin Reuters, trong tuyên bố của mình, Tổng thống Putin nêu rõ: "Để mua khí đốt tự nhiên của Nga, bên mua phải mở tài khoản bằng đồng ruble trong các ngân hàng của Nga. Từ các tài khoản này, các khoản thanh toán sẽ được thực hiện để mua khí đốt bắt đầu từ ngày mai (1/4)". Nếu các khoản thanh toán như vậy không được thực hiện, Nga sẽ coi đây là lỗi từ phía người mua.

Trong phản ứng của mình, Đức và Pháp đã bác bỏ yêu cầu của Nga rằng các quốc gia châu Âu phải trả tiền cho khí đốt bằng đồng ruble, cho rằng điều này là hành vi vi phạm hợp đồng.

Phát biểu tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết ông vẫn chưa thấy sắc lệnh mới được Tổng thống Putin, đồng thời nói thêm rằng Đức đã chuẩn bị cho mọi tình huống, bao gồm cả việc ngừng dòng vận chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cũng cho biết Pháp và Đức đã bác bỏ yêu cầu của Nga.

Trong bối cảnh nền kinh tế Nga đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ năm 1991, Tổng thống Putin ngày 23/3 đã đáp trả lại phương Tây bằng yêu cầu thanh toán khí đốt của nước này bằng đồng ruble.

Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, ông Vyacheslav Volodin ngày 30/3 cho biết gần như toàn bộ năng lượng và các mặt hàng xuất khẩu của Nga có thể được định giá bằng đồng ruble. Ông Volodin cho rằng sẽ đúng đắn khi mở rộng danh sách hàng hóa xuất khẩu bằng đồng ruble của nước này, bao gồm cả ngũ cốc, dầu mỏ và gỗ.

Các nước châu Âu, khu vực nhập khẩu khoảng 40% khí đốt từ Nga và thanh toán chủ yếu bằng đồng euro, cho biết Tập đoàn dầu khí quốc doanh Gazprom của Nga không có quyền thay đổi hợp đồng. Nga xuất khẩu hàng trăm tỷ USD khí tự nhiên sang châu Âu mỗi năm. Gazprom cho biết đồng euro chiếm 58% các giao dịch xuất khẩu của tập đoàn này, trong khi đồng USD chiếm 39% và đồng bảng Anh chiếm khoảng 3%.

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, các nhân viên điều tra chống độc quyền của Liên minh châu Âu (EU) đã khám xét các văn phòng của Gazprom ở Đức do nghi ngờ rằng tập đoàn năng lượng khổng lồ của Nga đã tìm cách nâng giá trái phép ở châu Âu.

Ủy ban châu Âu (EC) cho biết ngày 29/3, các nhóm điều tra đã tiến hành thanh tra không báo trước tại văn phòng của một số công ty ở Đức hoạt động trong lĩnh vực cung ứng và dự trữ khí đốt tự nhiên, trong đócó Gazprom Germania GmbH và Wingas GmbH thuộc Tập đoàn Gazprom của Nga.

EC hiện đang xem xét các cáo buộc cho rằng Gazprom chèn ép khách hàng châu Âu bằng cách hạn chế nguồn cung, khiến giá tăng vọt.

Phương Oanh (TTXVN)


Tags: Tổng thống Nga ký sắc lệnh yêu cầu thanh toán tiền khí đốt bằng đồng ruble
#Nga-Ukraine #khí đốt #biện pháp trừng phạt #đồng rúp


TIN LIÊN QUAN

Quan chức Nga cho rằng dù nền kinh tế không thể sụp đổ, GDP khó tránh sụt giảm nếu tình hình không cải thiện.

EU không có đủ sự ủng hộ từ các nước thành viên để cấm vận hoàn toàn hoặc áp thuế trừng phạt dầu và khí đốt nhập khẩu từ Nga.

Vào ngày chủ nhật 24.4.2022, toàn thể thế giới Kitô bao gồm các tín hữu Chính thống giáo, Công giáo và Tin Lành cùng hân hoan đón thánh lễ Phục sinh. Đây cũng được coi là ngày lễ cổ xưa nhất nước Nga, xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ X.

Tuần tới, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres sẽ tới Nga và Ukraine. Trọng tâm của hai chuyến đi là thảo luận về các biện pháp cấp bách để tái lập hòa bình tại Ukraine.

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Ngân hàng Trung ương Nga đã nới lỏng các hạn chế áp đặt do các lệnh trừng phạt và cho phép công dân rút ngoại tệ không chỉ bằng đô la, mà còn cả euro từ các tài khoản, dịch vụ báo chí của cơ quan quản lý này đưa tin.

Ngân hàng Trung ương Nga đã quyết định giảm lãi suất cơ bản từ mức cao lịch sử 20% xuống còn 17%. Cơ quan quản lý giải thích điều này do giảm lạm phát, bao gồm cả do sự tăng trưởng của đồng rúp. Nới lỏng chính sách có thể tiếp tục trong tương lai gần tới.

Nga có kế hoạch chấm dứt các hạn chế đối với các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia/vùng lãnh thổ sau ngày 9/4, một phần trong kế hoạch giảm các biện pháp được thực hiện để làm chậm sự lây lan của COVID-19, Thủ tướng Mikhail Mishustin cho biết hôm 4/4.

Trưởng phái đoàn đàm phán của Nga cho biết dự thảo thỏa thuận chưa sẵn sàng để đệ trình lên cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Ukraine.

Hai phái đoàn Nga và Ukraine tiếp tục đàm phán theo hình thức trực tuyến hôm nay, sau cuộc thảo luận được đánh giá là "tích cực" ngày 29/3.

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022