Tổng thống Putin: Các quốc gia "không thân thiện" sắp phải mua khí đốt Nga bằng đồng rúp
Nga hiện đang đối mặt với hàng loạt đòn trừng phạt từ Mỹ và phương Tây sau khi họ phát động cái được gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine.
Báo RIA Novosti trích dẫn tuyên bố mới nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về vấn đề khí đốt và cuộc xung đột quân sự tại Ukraine cho biết Nga sẽ đổi các khoản thanh toán cho nguồn cung cấp khí đốt tới các quốc gia "không thân thiện" thành đồng rúp.
Nhà lãnh đạo Nga cho biết: "Sẽ không có ý nghĩa gì nếu Nga vận chuyển hàng hóa đến EU và Mỹ và nhận thanh toán bằng đồng USD và đồng Euro."
Theo Hãng thông tấn trung ương Nga TASS, danh sách các quốc gia "không thân thiện" với Nga bao gồm: Mỹ, Canada, các nước Liên minh châu Âu (EU), Vương quốc Anh, Ukraine, Montenegro, Thụy Sĩ, Albania, Andorra, Iceland, Liechtenstein, Monaco, Na Uy, San Marino, Bắc Macedonia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Micronesia, New Zealand, Singapore và Đài Loan.
Sau khi Nga phát động cái mà họ gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine vào ngày 24/2, Mỹ và các quốc gia phương Tây đã công bố một loạt biện pháp trừng phạt quy mô lớn nhằm vào Moskva, chủ yếu nhắm tới lĩnh vực ngân hàng và các sản phẩm công nghệ cao. Một số công ty, thương hiệu đã thông báo rút khỏi thị trường Nga.
Điện Kremlin đã gọi loạt đòn trừng phạt này là "cuộc chiến kinh tế" của phương Tây nhằm vào Nga. Giới chức Nga khẳng định sẵn sàng đối phó với trừng phạt và tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ xã hội.
Chẳng hạn, Ngân hàng Trung ương Nga đang thực hiện các biện pháp để ổn định tình hình trên thị trường ngoại hối. Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết chính phủ nước này đã chuẩn bị kế hoạch đối phó trừng phạt bao gồm khoảng một trăm sáng kiến, với ngân sách dự kiến là khoảng một nghìn tỷ rúp.
Trong khi đó, tiền rúp đang tăng giá trở lại sau khi rớt giá thảm, theo RIA Novosti.
Tổng thống Putin trước đó đã ký sắc lệnh mở rộng quyền hạn của chính quyền khu vực trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, đồng thời yêu cầu chính quyền phải tăng cường lợi ích xã hội, hỗ trợ có mục tiêu cho người dân, đảm bảo ổn định giá cả đối với các mặt hàng thiết yếu, kiểm soát tình hình thị trường lao động và giảm bớt các rào cản hành chính cho các doanh nghiệp tư nhân.
Theo RIA, Tổng thống Putin cũng thông báo tăng lương hưu và lương cơ bản cho người lao động./.
Theo Hồng Anh/Doanh nghiệp và Tiếp thị
#Nga-Ukraine #khí đốt #xuất nhập khẩu #đồng rúp
TIN LIÊN QUAN
Đồng rúp của Nga tăng lên mức giá cao nhất trong 2 năm qua so với đồng USD và euro, trong lúc EU đang tính tung gói trừng phạt lần 6 với Nga.
Trong bối cảnh tốc độ tăng giá chậm lại, Ngân hàng Trung ương Nga đã hạ lãi suất chủ chốt 3 điểm phần trăm. - xuống còn 14% mỗi năm.
Quan chức Nga cho rằng dù nền kinh tế không thể sụp đổ, GDP khó tránh sụt giảm nếu tình hình không cải thiện.
EU không có đủ sự ủng hộ từ các nước thành viên để cấm vận hoàn toàn hoặc áp thuế trừng phạt dầu và khí đốt nhập khẩu từ Nga.
Vào ngày chủ nhật 24.4.2022, toàn thể thế giới Kitô bao gồm các tín hữu Chính thống giáo, Công giáo và Tin Lành cùng hân hoan đón thánh lễ Phục sinh. Đây cũng được coi là ngày lễ cổ xưa nhất nước Nga, xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ X.
Tuần tới, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres sẽ tới Nga và Ukraine. Trọng tâm của hai chuyến đi là thảo luận về các biện pháp cấp bách để tái lập hòa bình tại Ukraine.
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Ngân hàng Trung ương Nga đã nới lỏng các hạn chế áp đặt do các lệnh trừng phạt và cho phép công dân rút ngoại tệ không chỉ bằng đô la, mà còn cả euro từ các tài khoản, dịch vụ báo chí của cơ quan quản lý này đưa tin.
Ngân hàng Trung ương Nga đã quyết định giảm lãi suất cơ bản từ mức cao lịch sử 20% xuống còn 17%. Cơ quan quản lý giải thích điều này do giảm lạm phát, bao gồm cả do sự tăng trưởng của đồng rúp. Nới lỏng chính sách có thể tiếp tục trong tương lai gần tới.