Báo Anh: Không phải Putin, chính Mỹ-EU châm ngòi chiến tranh
Ngay trên tiêu đề một bài báo trên tờ Daily Mail của Anh, ông Peter Hitchens đã viết rằng: “Hãy quên đi Putin ‘ác độc’, chính chúng ta đã châm ngòi cho chiến tranh” và cho biết, ông có ấn tượng rằng xung quanh mình toàn là những kẻ khao khát một cuộc chiến với nước Nga.
Theo nhà báo, đối với ông chiến tranh luôn gắn liền với cái đói, nỗi hoảng sợ, với quần áo rách nát, những ô cửa sổ bị vỡ và các chính khách cao ngạo thờ ơ với tất thảy mọi chuyện hay không hiểu tất cả mọi chuyện nhưng lại có quyền phán xét sự sống và cái chết của người khác.
"Hôm nay, tôi có cảm giác mình đang bị bao quanh bởi những người hăng hái khao khát một cuộc chiến với Nga - một cuộc chiến mà tất cả chúng ta có thể thua - Hitchens viết - Họ tin mình đang sống trong thế giới "Chúa tể những chiếc nhẫn”, nơi Moscow là Mordor, còn ông Putin là Sauron”.
Tác giả tiếp tục bình luận rằng: "Chúng ra tưởng mình là những nhân vật dũng mãnh chống lại ‘Chúa tể bóng tối’, giải phóng người Ukraine vô tội khỏi quyền lực tàn bạo, thế nhưng tất cả những điều này thật vô nghĩa”, vì sự thực không phải như vậy.
Kể từ năm 1989, Moscow đã bị cáo buộc là kẻ xâm lược, đã không hề giành giật và nhượng lại quyền kiểm soát 180 triệu dân cùng lãnh thổ bảy trăm dặm vuông vô cùng giá trị. Còn EU và phe cánh quân sự của mình là NATO lúc đó đã kiểm soát được hơn 120 triệu người trong số này và bốn trăm dặm vuông lãnh thổ".
Theo nhà báo này, bên phải chịu trách nhiệm chính dẫn tới cuộc khủng hoảng Ukraine thuộc về Mỹ và Liên minh châu Âu. Chính họ là bên đang thèm muốn lãnh thổ màu mỡ của Ukraine, bờ Biển Đen, than, lúa mì và 48 triệu người dân nước này - nguồn cung cấp sức lao động với giá rẻ mạt cho EU.
"Trước hết, họ đã chi khoảng 300 triệu bảng cho các “tổ chức xã hội” bài Nga ở Ukraine. Tiếp đến, các chính khách EU và NATO vi phạm mọi quy tắc ngoại giao, ‘hạ cố’ hay ‘lén lút’ đến Kiev, nơi họ đứng về phía người biểu tình muốn Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu" - ông Hitchens cáo buộc.
Ông Peter Hitchens cho rằng, chính Mỹ và EU đã châm ngòi cho chiến tranh chứ không phải là Putin
Nhà báo kêu gọi độc giả thử hình dung họ sẽ cảm thấy thế nào nếu các chính khách Moscow đến Edinburgh hồi tháng 9 năm nay và khuyến khích người dân Scots bỏ phiếu cho quyền độc lập trong cuộc trưng cầu ở Scotland, hay nếu các tổ chức kêu gọi tách Scotland khỏi Vương quốc Anh được tài trợ bằng tiền của Nga.
Nhà báo Anh tiếp tục bình luận: "Có ai hình dung là chúng ta đang làm gì? Có thể gọi người Nga nói chung là những cột trụ, bởi họ trải qua và đứng vững trước bao điều khủng khiếp mà hầu hết chúng ta thậm chí không tưởng tượng nổi, trong đó có vỡ nợ năm 1998.
Cho tới nay, ít ra họ có niềm hy vọng về một nền kinh tế phục hồi và tương lai tốt đẹp hơn. Bởi vậy, nếu ai đó quả thực muốn trừng phạt người Nga vì lòng yêu nước, bằng cách làm mất giá đồng Rúp, thì tôi không thể hình dung bất cứ điều gì có thể vô trách nhiệm hơn thế" - tác giả nhấn mạnh.
Trước đó, trong một cuộc cuộc khảo sát dư luận xã hội do do ICM Research thực hiện từ ngày 5 đến 17-12 ở Pháp, Anh và Đức (theo đề xuất của Sputnik), có tới một phần ba người dân châu Âu tin rằng lệnh trừng phạt Nga không thể giải quyết được cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Kết quả cuộc điều tra xã hội học được ICM Research thực hiện với sự tham gia của 3.013 người đã cho thấy, hơn một phần ba người châu Âu (cụ thể là 35%) tin rằng, các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu nhằm vào Nga chỉ đóng vai trò tiêu cực trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.
Tỷ lệ những người đánh giá cao tác động của lệnh trừng phạt ít hơn và chỉ chiếm khoảng 26% ý kiến. Trong khi đó, 28% người được hỏi cho rằng biện pháp trừng phạt chẳng ảnh hưởng gì đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.
Vai trò các biện pháp cấm vận của EU đối với Nga được đánh giá khác nhau ở mỗi nước. Tại Anh, 40% số người được hỏi tin vào tác động của lệnh trừng phạt, 21% ý kiến xác định cấm vận ảnh hưởng xấu tới việc giải quyết khủng hoảng Ukraine.
Hơn 1/3 dân châu Âu tin rằng cấm vận Nga không thể giửi quyết được khủng hoảng Ukraine
Tại Đức ngược lại, 54% ý kiến tin các biện pháp của EU ảnh hưởng tiêu cực đến khủng hoảng ở Ukraine và chỉ 16% hoan nghênh các biện pháp như vậy.
Người Pháp tỏ ra trung lập với 37% cho rằng lệnh trừng phạt chẳng đóng góp gì để giải quyết tình hình, 30% khẳng định cấm vận tác động tiêu cực và 23% đồng tình với phương pháp này.
Thêm nữa, ngay cả chính quyền một số nước châu Âu, chẳng hạn như Đức cũng không thấy lệnh trừng phạt bổ sung Nga có hiệu quả trong việc giải quyết được cuộc nội chiến ở Ukraine. Ngày 22-12 vừa qua, Berlin đã tuyên bố Đức không thấy lý do để áp đặt lệnh trừng phạt mới chống Liên bang Nga.
Quan chức chính phủ Đức, bà Christiane Wirtz tuyên bố với các phóng viên hôm 22-12 tại Berlin rằng, hiện tại không phải là lúc nghĩ về biện pháp trừng phạt mới.
Đại diện của chính phủ nhắc lại quan điểm chính thức của Đức rằng "lệnh trừng phạt không phải là mục đích mà chúng tôi mong muốn” mà là "phản ứng đối với các quyết định chính trị của phía Moscow”, tức là sự sát nhập Crimea với Nga.
Crimea và Sevastopol đã trở thành một khu vực hành chính của Nga vào tháng 3 năm 2014, sau khi cuộc trưng cầu được tổ chức, trong đó đa số cử tri đã ủng hộ ly khai khỏi chủ thể Ukraine và sáp nhập vào Liên bang Nga.
Ngoài Ukraine, Mỹ, Liên minh châu Âu cùng các nước đối tác không thừa nhận sự sát nhập Crimea với Nga nên đã nhiều lần áp đặt lệnh trừng phạt đối với một số quan chức lãnh đạo Liên bang và các doanh nghiệp, các tổ chức của Nga cùng một số lãnh đạo của Crimea.
Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi phản ứng của phương Tây đối với sự sát nhập Crimea vào Nga là hoàn toàn không phù hợp với những gì đã xảy ra, bởi vì các chuẩn mực luật pháp quốc tế không hề bị vi phạm, Nga chỉ hành động với tôn trọng ý nguyện chính đáng của nhân dân bán đảo này.
Theo http://baodatviet.vn
TIN LIÊN QUAN
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022