OPEC: Thị trường năng lượng sẽ rơi vào thời kỳ đen tối nếu không có dầu mỏ Nga
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
Theo RT, Tổng thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) Mohammed Barkindo đã cảnh báo các quan chức Liên minh châu Âu (EU) rằng các biện pháp trừng phạt hiện tại và trong tương lai nhằm vào dầu mỏ Nga có thể tạo ra những cú sốc lớn đối với thị trường năng lượng thế giới. Thậm chí ông Barkindo còn cảnh báo thị trường đang bước vào thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử.
Trong cuộc họp báo sau buổi làm việc với các quan chức EU hôm 11/4, ông Barkindo cho biết thị trường đang thiếu hụt khoảng 7 triệu thùng dầu mỗi ngày do các lệnh trừng phạt từ phương Tây nhằm vào hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Nga.
Quan chức OPEC cũng nói với đại diện EU rằng những biến động hiện nay trên thị trường nằm ngoài tầm kiểm soát của tổ chức này, các nước châu Âu phải có trách nhiệm hơn trong quá trình chuyển đổi nguồn cung năng lượng bởi điều này đang tác động tiêu cực đến thị trường năng lượng thế giới.
Cũng theo RT, EU đã công bố kế hoạch tham gia cùng với Mỹ và Anh trong việc thực hiện lệnh cấm vận đối với các sản phẩm năng lượng của Nga. Tuy nhiên, không giống như Mỹ và Anh, phần lớn nguồn cung năng lượng của châu Âu lại đến từ Nga và các chuyên gia đã cảnh báo rằng việc cố gắng thay đổi nguồn cung quá nhanh có thể sẽ dẫn đến một hậu quả khôn lường.
Các chuyên gia kinh tế dự báo, nền công nghiệp của Đức – ‘đầu tàu’ của EU có thể sự sụp đổ hoàn toàn nếu họ mất đi nguồn cung dầu khí từ Nga, nhiều nước châu Âu khác cũng sẽ lâm vào tình cảnh tương tự.
Trong khi Mỹ hứa sẽ đẩy mạnh và lấp đầy khoảng trống bằng việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên (LNG) sang châu Âu thì một vấn đề khác phát sinh đó là hầu hết các cảng nhập LNG ở Tây Âu đã gần như hết chỗ chứa. Điều này dẫn đến việc thời gian nhập hàng sẽ kéo dài và tăng thêm chi phí cho mỗi mét khối khí đốt.
Ở một chiều hướng tích cực các quốc gia EU khác đang mong muốn sử dụng cuộc khủng hoảng như một cơ hội để thúc đẩy nhiên liệu tái tạo.
Vào tuần trước, Nghị viện châu Âu đã yêu cầu một lệnh cấm vận ngay lập tức và toàn bộ đối với nhập khẩu dầu, than, khí đốt tự nhiên và nhiên liệu hạt nhân của Nga, nếu được thông qua lệnh cấm này sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế của nhiều nước châu Âu vốn chưa phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Một số quốc gia, chẳng hạn như Hungary và Slovakia đã tuyên bố rõ ràng rằng họ có kế hoạch bỏ qua lệnh cấm để tự bảo vệ nền kinh tế của mình, còn các nước khác lại mong người dân của họ chuẩn bị trước tâm lý “thắt lưng buộc bụng” để vượt qua giai đoạn khủng hoảng nếu mất đi nguồn cung năng lượng giá rẻ từ Nga.
Dầu và khí đốt không phải là mặt hàng duy nhất mà nguồn cung đang bị gián đoạn trong cuộc chiến ở Ukraine. Nga và Ukraine hiện đang nắm giữ 1/3 sản lượng lúa mì thế giới, cả hai quốc gia này cũng là những nhà xuất khẩu hàng đầu về dầu hướng dương và phân bón.
Cuộc xung đột đang đẩy giá lương thực thế giới lên mức cao nhất trong lịch sử, nhiều quốc gia và tổ chức phi chính phủ đang cảnh báo về tình trạng thiếu lương thực trong tương lai gần.
Theo VTC
#năng lượng #OPEC
TIN LIÊN QUAN
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022
Máy bay riêng của giới nhà giàu Nga đổ xô đến Dubai để tránh bị tịch thu, nhưng đến đây rồi cũng không thể rời đi.
10/04/2022