Vietnews.ru
Tham khảo

Báo Nga vạch rõ thủ đoạn 'giương đông kích tây'...

20/05/2014 (Đọc 4 phút)

Xem thêm:

Báo Nga vạch rõ thủ đoạn \'giương đông kích tây\' của Trung Quốc

Nhà Việt Nam học nổi tiếng Saint Petersburg viết trên báo Nga vạch rõ thủ đoạn giương đông kích tây của Trung Quốc vụ giàn khoan Hải Dương 981.

Hôm qua, 19/5, Giáo sư Vladimir Kolotov có bài phân tích về tình hình căng thẳng trên vùng biển Hoàng Sa sau khi Trung Quốc hạ giàn khoan Hải Dương 981 đăng trên tờ Gazeta.ru với tít "Dương Đông kích Tây".

Giáo sư Vladimir Kolotov là nhà Việt Nam học, Trưởng bộ môn lịch sử các nước Viễn Đông, trường ĐH Tổng hợp Saint Peteburg.

Có thể thấy, ông đã đọc binh pháp Tôn Tử, khi vận dụng vào để phân tích chiến lược của Trung quốc ở biển Đông.



Báo Nga vạch rõ thủ đoạn 'giương đông kích tây'...
Tàu Hải cảnh Trung Quốc phụt vòi rồng vào tàu kiểm ngư Việt Nam đang làm nhiệm vụ chấp pháp ở khu vực Trung Quốc hạ giàn khoan trái phép

Mở đầu, Kolotov viết về đường 9 đoạn phi lý của Trung Quốc "mà ở Việt Nam người ta gọi là "đường lưỡi bò".

Sau khi điểm qua các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam, tác giả cho biết Bắc Kinh đã nhiều năm thập niên muốn xâm chiếm, kiểm soát toàn bộ biển Đông.

Tác giả nêu rõ: Đường lối của Bắc Kinh chính là "Dương đông kích tây", lợi dụng căng thẳng gia tăng ở một khu vực khác trên thế giới, tiến hành ngay một bước "nhỏ" phục vụ lợi ích của mình ở một khu vực khác.

Có thể liên tưởng đến những vụ \'giương đông kích tây\' mà Trung Quốc đã thực hiện: lợi dụng khủng hoảng tên lửa 1962 giữa LX và Mỹ, Trung Quốc tấn công Ấn Độ.

Năm 1988, lợi dụng Gorbachev đang tập trung vào việc rút quân khỏi Afganistan, Mỹ tập trung vào diễn biến hòa bình ở Liên Xô, Trung Quốc gây chiến ở quần đảo Trường Sa. Mới đây nhất, lợi dụng khủng hoảng Ukaraina, Trung Quốc gây hấn trên vùng biển Việt Nam.
GS Kolotov vạch rõ chiến lược của Trung Quốc đối với các nước láng giềng, đó là \'chiếm đất của láng giềng như "tằm ăn dâu".

Dự đoán về hành động của khối ASEAN, Kolotov cho rằng các nước trong khối sẽ sử dụng binh pháp \'Kết xa đánh gần\'. Xa ở đây, chính là Hoa Kỳ, nước này sẽ mở rộng ảnh hưởng của mình trong khu vực nhằm kiềm chế Trung quốc.

"Sự "nam tiến" của Trung Quốc với mong muốn đảm bảo an ninh năng lượng và an ninh chiến lược chưa chắc đã đạt được như mong muốn, bởi nó xung đột với quyền lợi sống còn của các nước vừa và nhỏ trong khu vực.

Thêm nữa, Hoa Kỳ với những điều kiện ưu đãi nhất định sẽ ủng hộ họ chống lại Trung Quốc.




Tàu Trung Quốc phun áp lực nước khủng khiếp vào tàu chấp pháp Việt Nam

Theo GS Kolotov, trong khi tình hình quốc tế đang căng thẳng và gia tăng lệnh trừng phạt từ phương Tây, Matxcơva đặc biệt quan tâm đến việc tăng cường sự hợp tác với các đối tác lâu đời ở Viễn Đông.

GS Kolotov cho rằng sự gia tăng xung đột giữa hai nước XHCN lớn nhất khu vực này hoàn toàn không đáp ứng lợi ích chiến lược của Nga cũng như của họ, và các thế lực bên ngoài sẽ tận dụng điều đó để chống lại họ.

Theo http://vtc.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022

©2022 - - All Rights Reserved. VietNews.ru