Vietnews.ru
Tham khảo

Chủ nghĩa bài Nga: Mỹ vào vai Người tốt cứu thế giới

05/10/2016 (Đọc 5 phút)

Xem thêm:

Giáo sư Thụy Sĩ vừa lí giải nguồn gốc và thời điểm phát sinh tư tưởng bài Nga của phương Tây và biểu hiện của nó trong giai đoạn hiện nay.

Chủ nghĩa bài Nga bắt nguồn từ xa xưa

Sử gia Thụy Sĩ - Giáo sư Guy Mettan tuyên bố rằng, phương Tây đang ngập tràn những định kiến tiêu cực chống Nga. Đối với họ, đã là người Nga thì phải “xấu xí”. Các nhà lãnh đạo chính trị, cùng với các phương tiện truyền thông Mỹ, châu Âu liên tục nhắc đi nhắc lại điều này.

Giáo sư Guy Mettan (Chủ tịch Phòng Thương mại Thụy Sĩ-Nga) đã viết cuốn sách “Chủ nghĩa bài Nga, một ngàn năm mất lòng tin” được xuất bản tại Thụy Sĩ, Nga, Italia và đang chuẩn bị ra mắt ở Mỹ trong năm 2016 này và có kế hoạch in ở Serbia, Thụy Điển và Trung Quốc năm 2017.

Ông Guy Mettan cho biết, một nghịch lý là chủ nghĩa bài Nga còn lâu đời hơn cả chính nước Nga! Nó bắt nguồn từ sự đối lập chính trị và tôn giáo đế chế Tây La Mã, khởi đầu từ Karl Đại Đế năm 800 sau C.N và Đế chế Đông La Mã ở Constantinople, tức là sự đối kháng giữa nhà thờ Công Giáo và Chính Thống Giáo.

Khi đó, có những thành kiến lớn cho rằng, các quốc gia Đông Âu là “nước mọi rợ”, ở đó có những kẻ bạo chúa và độc tài, với đặc trưng là chủ nghĩa bành trướng cố hữu, muốn sáp nhập lãnh thổ của người khác hoặc hung hăng, lúc nào cũng lăm le chinh phạt Phương Tây vô tội và quý phái!

Sử gia Thụy Sĩ nhận định rằng, đây chính là những mô hình tương tự mà chúng ta đang quan sát thấy ngày hôm nay, trên các phương tiện truyền thông bài Nga của phương Tây, mà ngọn cờ đầu là Mỹ.

Guy Mettan giải thích rằng, giai đoạn chủ nghĩa bài Nga hiện tại đã bắt nguồn ở Pháp vào cuối thế kỷ XVIII, khi Louis XV bí mật tạo ra “Di chúc của Peter Đại đế” giả. Trong đó nói rằng, Nga Hoàng truyền lại ý chỉ của mình cho người kế nhiệm là phải chinh phục châu Âu.

Napoleon công bố di chúc này vào năm 1812 để biện minh cho cuộc xâm lược Nga của mình. Người Anh dịch tài liệu này và sử dụng nó trong cuộc chiến tranh Crimea năm 1853.

Chỉ đến cuối thế kỷ XIX thì tài liệu này mới được thừa nhận là giả mạo, nhưng nó đã được người Pháp và người Anh lợi dụng để thực hiện chính sách bài Nga trong nhiều thập kỷ.

Hiện nay, tư tưởng này đang được Mỹ và phương Tây tiếp tục sử dụng để chống Nga trên toàn thế giới. Trong thời đại truyền thông phát triển như vũ bão hiện nay, công cụ này ngày càng trở nên nguy hiểm trong tay Mỹ và các đồng minh của mình.

Chủ nghĩa bài Nga: Mỹ vào vai Người tốt cứu thế giới
Học giả Thụy Sĩ cho rằng, phương Tây đang nỗ lực tuyên truyền tư tưởng bài Nga

Phương Tây kế thừa và phát triển tư tưởng bài Nga

Đối với các phương tiện truyền thông phương Tây, Nga vẫn là nguy cơ đe dọa. Họ đã tập trung tuyên truyền chống Nga theo 2 nguyên tắc: Phương Tây là hiện thân của các lực lượng chính nghĩa, các giá trị lợi ích chung, nhân quyền, dân chủ, tự do (đặc biệt là kinh tế), còn Nga thì chuyên quyền, độc tài, dân tộc chủ nghĩa, bác bỏ tự do cá nhân.

“Phương pháp tiếp cận đen và trắng” này được áp dụng một cách vô lương tâm để định hướng dư luận, ủng hộ chính sách quân sự hiếu chiến mới của Mỹ và châu Âu, tạo cớ cho NATO mở rộng không ngừng về phía Đông bao vây Nga trong suốt 20 năm qua.

Phóng viên những phương tiện truyền thông lớn phương Tây không hề phản ánh khách quan sự kiện, mà là đạo diễn cố tình phân cho các nước phương Tây vai diễn “người tốt” còn nước Nga là “người xấu”. Chính sự thao túng ý thức này là nội dung chính của truyền thông phương Tây hiện nay.

Về vấn đề này, Tổng thống Nga Putin cũng nhận định rằng, trong nhiều khu vực của thế giới, chủ nghĩa tân phát xít đang ngóc đầu dậy, những người dân tộc cực đoan đang muốn lên nắm chính quyền, chủ nghĩa chống Do Thái đang nhen nhóm và tinh thần bài Nga đang trỗi dậy.

Phát biểu tại buổi lễ tưởng niệm nạn nhân của nạn diệt chủng người Armenia, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh rằng, vấn đề cấp thiết hiện nay là cần xem xét hậu quả của chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tư tưởng chống Do Thái và bài xích Nga đang diễn ra ở một số nước.

Theo ông Putin, cần phải hiểu được tại sao những tư tưởng cực đoan này đang xảy ra và lý do mà nó được thực hiện là gì. Có hiểu được điều đó thì Nga mới có thể tính toán những bước đi tiếp theo, nhằm hóa giải những âm mưu, thủ đoạn chống Nga trên toàn thế giới.

Người đứng đầu nhà nước Nga nhấn mạnh rằng, vấn đề cần làm tiếp theo là trong bất kỳ hành động nào, tại các khu vực quan trọng của thế giới, điều đầu tiên Nga phải tính đến là những gì sẽ xảy ra tiếp theo và những hậu quả của nó, từ đó mới có được những biện pháp đúng.

Theo http://baodatviet.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022