Chung quanh cuộc trưng cầu ý dân ở miền đông U-crai-na
Ngày 12-5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ G.Pxa-ki khẳng định, Oa-sinh-tơn không công nhận cuộc trưng cầu ý dân nêu trên, đồng thời cáo buộc cuộc bỏ phiếu này là do các thành phần chủ trương liên bang hóa ở tỉnh Đô-nhét-xcơ và tỉnh Lu-gan-xcơ tổ chức "nhằm gây chia rẽ và gia tăng bất ổn tại U-crai-na". Cùng ngày, Chủ tịch Hội đồng châu Ấu V.Rôm-pơi cũng cho rằng, cuộc trưng cầu ý dân về quyền tự chủ ở miền đông U-crai-na là "không có cơ sở pháp lý, không chính đáng và không đáng tin cậy". Trong khi đó, Tổng thống tạm quyền U-crai-na A.Tu-rơ-tri-nốp tuyên bố không công nhận kết quả cuộc trưng cầu ý dân tại hai tỉnh nêu trên, nhưng bày tỏ sẵn sàng đối thoại với đại diện người biểu tình ở khu vực miền đông.
* Ngày 12-5, Thị trưởng tự phong của TP Xla-vi-an-xcơ ở miền đông U-crai-na V.Pô-nô-ma-ri-ốp đã kêu gọi sự hỗ trợ của quân đội Nga để bảo đảm hòa bình và sự ổn định tại khu vực. Cùng ngày, Chủ tịch Cộng hòa nhân dân tự xưng Đô-nhét-xcơ Đ.Pu-si-lin tuyên bố tỉnh này từ nay là quốc gia độc lập. Ông Pu-si-lin cũng đã đệ đơn yêu cầu Mát-xcơ-va xem xét việc sáp nhập vùng này vào LB Nga nhằm "khôi phục công bằng lịch sử". Ông Pu-si-lin cũng cho biết, Đô-nhét-xcơ và tỉnh láng giềng Lu-gan-xcơ sẽ tẩy chay cuộc bầu cử tổng thống U-crai-na dự kiến diễn ra ngày 25-5 tới. Trong khi đó, Thống đốc tự xưng của tỉnh Lu-gan-xcơ V.Bô-lô-tốp cũng tuyên bố Cộng hòa nhân dân Lu-gan-xcơ độc lập với chính quyền Ki-ép. Hiện, các nước Cộng hòa nhân dân tự xưng Đô-nhét-xcơ và Lu-gan-xcơ đang chuẩn bị đệ trình lên Đại hội đồng LHQ đề nghị công nhận chủ quyền của mình.
* Ngày 12-5, Thủ tướng Đức A.Méc-ken tiếp tục kêu gọi giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng kéo dài ở U-crai-na. Bà Méc-ken cho biết, EU muốn giải quyết xung đột ở U-crai-na thông qua các biện pháp hòa bình và phản đối sử dụng hành động quân sự để giải quyết khủng hoảng. Bà Méc-ken cảnh báo, EU sẽ nghiêm túc với những đe dọa trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga nếu cuộc bầu cử tổng thống U-crai-na dự kiến vào ngày 25-5 tới không thể diễn ra suôn sẻ.
* Phát biểu ý kiến trước Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao EU, ngày 12-5 vừa qua, Tổng thống Thụy Sĩ Đ.Bơ-khan-tơ trên cương vị Chủ tịch Tổ chức an ninh và hợp tác châu Ấu (OSCE) khẳng định, việc tổ chức một cuộc bầu cử công bằng, các cuộc thảo luận bàn tròn và đối thoại toàn quốc sẽ tạo nền tảng cho kế hoạch hòa bình ở U-crai-na. Ông Bơ-khan-tơ nhấn mạnh, cần khẩn trương thực hiện những biện pháp trong lộ trình hòa bình cho U-crai-na do OSCE đề xuất, gồm ngừng bắn, hạ nhiệt căng thẳng, đối thoại và tổ chức các cuộc bầu cử.
* Cùng ngày, OSCE cho biết, Nga ủng hộ lộ trình và sự can dự của tổ chức này nhằm tháo ngòi căng thẳng ở U-crai-na. Thông báo của OSCE nêu rõ, Chủ tịch OSCE Bơ-khan-tơ đã được bảo đảm như vậy trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga V.Pu-tin. Theo ông Bơ-khan-tơ, với sự ủng hộ của ông Pu-tin, lộ trình của OSCE đã nhận được phản ứng tích cực từ Nga, U-crai-na, EU và Mỹ.
* Ngày 13-5, Bộ trưởng Ngoại giao Đức P.Xtai-mai-ơ đã thăm U-crai-na nhằm khẳng định quan điểm của Béc-lin ủng hộ cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 25-5 tới tại U-crai-na và coi đây là yếu tố then chốt để đưa nước này thoát khỏi khủng hoảng. Phát biểu ý kiến sau cuộc hội kiến với quyền Thủ tướng U-crai-na A.Y-a-xê-ni-úc, ông Xtai-mai-ơ tuyên bố, các nước EU đều nhất trí tầm quan trọng của cuộc bầu cử tổng thống sắp tới tại U-crai-na, đồng thời kêu gọi tiến hành cuộc đối thoại dân tộc ở U-crai-na.
* Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom, ngày 12-5, cảnh báo có thể ngừng xuất khẩu khí đốt cho U-crai-na vào ngày 3-6 tới, động thái có khả năng sẽ tác động đến nguồn cung của ít nhất 18 nước thành viên EU. Giám đốc điều hành Gazprom A.Mi-lơ tuyên bố, nếu U-crai-na không thanh toán trước tiền khí đốt của tháng 6 vì vẫn còn những khoản nợ tồn, lên tới 3,51 tỷ USD, Gazprom sẽ ngừng bơm khí đốt sang U-crai-na.
* Ngày 12-5, EU đã đưa thêm 13 quan chức của Nga, U-crai-na và hai công ty năng lượng Crưm vào danh sách áp đặt biện pháp cấm thị thực và phong tỏa tài sản. Các bộ trưởng ngoại giao EU cảnh báo, sẽ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế mới nếu Nga gây cản trở cuộc bầu cử tổng thống ở U-crai-na vào ngày 25-5 tới. Cùng ngày, Thủ tướng Ca-na-đa Ha-pơ cho biết, nước này sẽ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế và cấm nhập cảnh đối với sáu quan chức Nga và sáu quan chức U-crai-na mà Ca-na-đa cho là liên quan những hành động gây tình hình căng thẳng ở U-crai-na.
Theo http://www.nhandan.org.vn
TIN LIÊN QUAN
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022