Hồ Baikal của Nga đang bị biến thành một tỉnh của Trung Quốc?
Người dân thị trấn Listvyanka lo ngại Trung Quốc đang biến khu vực hồ Baikal thành một tỉnh của quốc gia này tại Nga.
Một thị trấn du lịch yên bình bên hồ Baikal của Siberia đang trở thành điểm nóng thu hút sự quan tâm của dư luận Nga sau khi các nhà đầu tư Trung Quốc xây dựng hàng loạt cơ sở hạ tầng ven hồ.
FT đưa tin, hàng loạt tờ báo Nga đã cho đăng tải bản kiến nghị thăm dò dư luận về thị trấn Listvyanka. Nhiều bài báo còn dùng từ Trung Quốc đang “xâm lược”, “chinh phục” và “kìm kẹp” khu vực này.
Thậm chí, một đơn kiến nghị trực tuyến đã nhận được 55.000 chữ ký cho rằng, Bắc Kinh đang cố tình biến thị trấn Listvyanka, khu vực sinh sống của 2.000 dân, thành "một tỉnh của Trung Quốc" đồng thời yêu cầu Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh cấm bán đất đai ở khu vực này cho các nhà thầu Trung Quốc.
Đơn kiến nghị trực tuyến đã được nhiều tờ báo dẫn lại bao gồm cả tờ Moskovsky Komsomolets của chính phủ Nga.
“Người dân đang vô cùng hoang mang. Chính quyền thì không hành động, nếu tình hình không thay đổi, chúng ta sẽ tiếp tục mất khu vực trọng yếu. Chúng ta đang thả dê trong sân vườn”, đơn kiến nghị đăng trên trang web Change.org do bà Yulia Ivanets sinh sống tại thị trấn Angarsk đăng tải viết.
Thông tin trên được công bố khiến dư luận Nga không khỏi hoang mang khi mà ngày càng nhiều khu vực đông dân cư và trù phuú đứng trước nguy cơ rơi vào tay các nhà đầu tư Trung Quốc.
Điều đáng nói là tâm lý căng thẳng trong dư luận địa phương tại Nga có nguy cơ phá vỡ các nỗ lực ngoại giao của hai nhà lãnh đạo Nga – Trung cũng như ngăn cản tham vọng Nga – Trung thiết lập liên minh.
Trong chuyến thăm tới Moscow hồi tháng 12/2017, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị từng nhấn mạnh Nga – Trung hiện là “đối tác chiến lược toàn diện”.
Về phần mình, Nga hiện rất cần các khoản đầu tư của Trung Quốc để vực dậy nền kinh tế quốc gia vốn chịu tác động không nhỏ từ lệnh cấm vận của phương Tây sau khi Moscow quyết định sáp nhập bán đảo Crimea thuộc Ukraine vào năm 2014.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang chú trọng đầu tư vào Nga và nhiều quốc gia Á – Âu khác nhằm hiện thực hóa chiến lược “Vành đai và con đường” để thiết lập mạng lưới cơ sở hạ tầng khắp khu vực.
Song ở cấp địa phương, sự bất tín và bất đồng văn hóa đang đe dọa những nỗ lực ngoại giao thận trọng của giới lãnh đạo cấp cao Nga – Trung.
Cụ thể, ông Viktor Sin’kov, người đứng đầu ban pháp lý của chính quyền thị trấn Listvyanka cho hay, các dự án phát triển hạ tầng của Trung Quốc tại khu vực này đang không được lòng dân địa phương.
“Mọi người lo sợ Trung Quốc sẽ mua mọi thứ ở đây. Họ đã xây các khách sạn lớn. Họ phá hủy và thay đổi toàn bộ khung cảnh. Trung Quốc đầu tư ở mọi nơi”, ông Sin’kov chia sẻ.
Theo bản kiến nghị được bà Ivanets đăng tải, 10% khu vực bất động sản của thị trấn Listvyanka đã nằm trong tay các nhà đầu tư Trung Quốc.
Còn theo ông Sin’kov, các công ty lữ hành Trung Quốc đã nói với du khách rằng hồ Baikal, hồ nước ngọt sâu nhất trên thế giới, là một phần của Trung Quốc dưới triều đại nhà Đường và nhà Hán.
Ngay cả các trang web du lịch của Trung Quốc cũng viết hồ Baikal là một phần của Trung Quốc. Cụ thể, công ty lữ hành Trung Quốc mang tên Cassia đã đăng quảng cáo về hồ Baikal như sau: “Khu vực này từng được gọi là Biển Bắc dưới triều nhà Hán và là một phần lãnh thổ lịch sử lâu đời của Trung Quốc”.
Theo Soha.vn
TIN LIÊN QUAN
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022