Kremlin đã ngán cấm vận?
Bộ Tài chính Nga cảnh báo trong một tài liệu nội bộ hồi tuần trước rằng những căng thẳng địa chính trị hiện là “những rủi ro lớn nhất gây bất ổn cho nền kinh tế Nga”. Đây được xem là một đánh giá thẳng thắn nhất từ trước đến nay về các tổn thất kinh tế liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine và ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt từ phương Tây từ một cơ quan chính phủ.
Tuy nhiên, trong các tuyên bố công khai với dân chúng, cho đến nay Điện Kremlin vẫn bác bỏ tác động của các biện pháp trừng phạt. Hiện Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) vẫn tiếp tục đe dọa sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt trên quy mô rộng lớn hơn, sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế Nga, trong trường hợp Moscow không làm nhiều hơn nữa để kiềm chế các nhóm ly khai thân Nga gây bạo loạn vũ trang ở miền Đông Ukraine.
Sự lo ngại với những biện pháp trừng phạt rộng hơn dường như đã khiến Kremlin có một số bước đi để giảm căng thẳng trong những tuần gần đây, bao gồm cả những nỗ lực thúc đẩy một giải pháp đàm phán. Nhưng các quan chức ở Kiev và nhiều nước phương Tây nói rằng Kremlin cần phải làm nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao cho biết những bước đi mới nhất của Điện Kremlin đã đủ để giữ việc nới rộng lệnh trừng phạt không lọt vào chương trình nghị sự ở phương Tây.
Tài liệu báo cáo kế hoạch ngân sách hàng năm của Bộ Tài chính Nga được đưa ra thảo luận tại một cuộc họp nội các hôm thứ năm tuần trước (3-7) nhấn mạnh những nguy cơ từ các lệnh trừng phạt thêm. Trong khi vẫn khăng khăng nền kinh tế đã “dự trữ đầy đủ để bù đắp cho phần lớn các thiệt hại kinh tế do lệnh trừng phạt mang lại”, tài liệu thừa nhận những lệnh cấm vận trên diện rộng có thể khiến tăng trưởng năm nay bị đẩy lùi xuống mức cận zero và sẽ có “tác động đáng kể” trong những năm tới bởi lệnh cấm vận cũng khiến Nga không thể tiếp cận các công nghệ tối cần thiết.
Báo cáo của Bộ Tài chính kể ra một loạt tác động từ những lệnh cấm vận. “Việc áp đặt biện pháp trừng phạt trên lĩnh vực cá nhân của nền kinh tế Nga có thể dẫn đến việc tình hình tài chính, điều kiện vay của họ xấu đi, gia tăng phí bảo hiểm rủi ro và kích thích các dòng chảy vốn” - báo cáo viết và dự báo những tác động như đồng rúp mất giá, gia tăng lạm phát và suy giảm niềm tin tiêu dùng và đầu tư cũng sẽ xảy ra.
Người biểu tình phản đối Nga bên ngoài một cuộc họp của châu Âu ở Brussels.
Nền kinh tế Nga đã đứng trên bờ vực đình đốn trước khi phương Tây tung các lệnh trừng phạt. GDP chỉ tăng 1,3% trong năm ngoái, khác xa so với dự báo 3,5% trước đó, và dự kiến sẽ mở rộng chỉ 0,5% trong năm nay, theo dự báo của chính phủ.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine khiến mọi thứ trở nên tồi tệ. Các quan chức và nhà phân tích tin rằng nền kinh tế trong quý II tăng trưởng âm quý thứ hai liên tiếp, tức đã rơi vào suy thoái. Đầu tư tiếp tục suy giảm và lạm phát tăng chạm 7,8% vào tuần trước, hơn xa dự báo 6% do Ngân hàng Trung ương đưa ra trước đó. Dòng chảy vốn ra bên ngoài đã lên tới 80 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm và dự báo hơn 100 tỷ USD trong cả năm.
Do những thách thức nội tại, giá xuất khẩu dầu và khí đốt giảm, cộng với tiêu dùng nội địa trì trệ, thu ngân sách dự báo sẽ giảm còn 18,1% GDP vào năm 2017 so với mức 19,9% năm nay. Bộ Tài chính đang lên kế hoạch cắt giảm chi tiêu ngân sách trong năm nay, trong khi tăng thu bằng các biện pháp như nâng thuế để đối đầu với các khó khăn sắp tới.
Vinh Trang (Theo Economist)
TIN LIÊN QUAN
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022