Vietnews.ru
Tham khảo

Nga - phương Tây trên bàn cờ cấm vận

23/03/2014 (Đọc 7 phút)

Xem thêm:

Kể từ sau ngày 16-3, khi cuộc trưng cầu dân ý đã đưa Crimea đến với nước Nga, quan hệ Nga - phương Tây (bao gồm Mỹ- EU) càng tăng độ nóng. Lệnh trừng phạt được cả hai bên cùng đưa ra. Nhưng, như giới bình luận quốc tế thì "những người chơi cờ vẫn chưa đi nước quyết định” vì hai bên đều cân nhắc đến quyền lợi, mối quan hệ mà bao nhiêu năm nỗ lực mới đạt được. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, dù Nga bộc lộ thái độ sau phương Tây nhưng hành động lại kiên quyết, nhanh và "gọn ghẽ” hơn phương Tây.

Tổng thống Nga Vladimir Putin chiều 21-3, đã ký sắc lệnh hiện thực hóa Hiệp định sáp nhập Cộng hòa Crimea và thành phố Sevastopol vào lãnh thổ Liên Bang Nga, và Điều luật liên bang về quá trình gia nhập của 2 vùng lãnh thổ này.

Hiệp ước này cũng đã được cả Thượng viện và Hạ viện Nga phê chuẩn. Theo sắc lệnh này, Liên Bang Nga sẽ bao gồm 85 khu vực thay vì 83 khu vực trước đây. Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Putin cũng ký sắc lệnh đưa thành phố Simferopol trở thành thủ phủ của Crimea.Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng Thủ tướng Chính phủ Crimea Sergei Aksyonov và các nhà lãnh đạo khác trong khu vực đã ký thỏa thuận hôm 18-3, tại Điện Kremlin, nêu rõ Cộng hòa Crimea giờ đây đã trở thành lãnh thổ của nước Nga.

"Tôi yêu cầu các Nghị sĩ cả hai viện tích cực làm việc và làm mọi thứ có thể để thực hiện tiến trình này theo cách có lợi cho tất cả người dân Nga và Crimea”, ông Putin tuyên bố.

Các bên đua nhau trừng phạt

Ngay sau khi Crimea chính thức hoàn tất mọi thủ tục pháp lý để sáp nhập vào Nga, Mỹ và phương Tây đã lập tức công bố danh sách cấm vận của mình đối với một số quan chức Nga, trong đó bao gồm phong tỏa tài sản và cấm thị thực. 11 cá nhân có quan hệ mật thiết với Tổng thống Putin hoặc bị Washington cáo buộc liên quan trực tiếp tới chuyện bất ổn ở Ukraine, từ hôm 17-3 đã nằm trong danh sách này.

Ngoài tổng số 20 cá nhân chịu lệnh trừng phạt của Mỹ, ngân hàng Rossiya có liên hệ với Ngân hàng Trung ương LB Nga cũng bị phong tỏa tài sản đang có ở Mỹ và không được hoạt động trên đất Mỹ.

Nối gót Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) cũng tuyên bố danh sách trừng phạt của mình, sau đó còn bổ sung thêm vào danh sách này khi Crimea chính thức hoàn tất các bước pháp lý sáp nhập vào nước Nga hôm 21-3. Đến nay, tổng số người trong danh sách trừng phạt của EU đã lên tới 33 người, so với con số 12 trước đó, trong đó cũng sử dụng các biện pháp tương tự Mỹ như đóng băng tài sản và cấm thị thực. Đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây, Moscow cũng thông báo áp dụng biện pháp tương tự đối với 9 quan chức và chính trị gia của Mỹ, trong đó có cả ông Chủ tịch Hạ viện John Boehner và Thượng nghị sĩ John McCain, những người bị chỉ trích là có lập trường thù nghịch với Nga.

Cấm vận Nga, EU như ngồi trên đống lửa

Nga và EU đang duy trì quan hệ thương mại khá sâu sắc, liên quan trực tiếp tới nền kinh tế của các bên. Nếu EU quyết tâm trừng phạt Nga, họ sẽ phải gánh chịu những hậu quả khá nặng nề, có thể làm tổn thương nền kinh tế chưa hoàn toàn hồi phục sau khủng hoảng của Liên minh châu Âu.

Tập đoàn Gazprom của Nga kiểm soát 1/5 trữ lượng khí đốt của toàn thế giới, là nguồn cung cấp khí đốt cho hơn một nửa đất nước Ukraine và khoảng 30% của châu Âu mỗi năm thông qua mạng lưới đường ống Nga-Ukraine-châu Âu. Dù các quốc gia có kho nhiên liệu dự trữ nhưng nếu Nga cắt đột ngột nguồn cung khí đốt, nó vẫn đẩy các nước EU vào cuộc khủng hoảng. Động thái này tác động trực tiếp tới nguồn cung năng lượng sưởi ấm và duy trì hoạt động các nhà máy ở châu Âu.

Một ví dụ điển hình là vào 2005, "người khổng lồ” Gazprom tuyên bố họ đã lên kế hoạch tăng giá bán khí đốt cho Ukraine từ 50 USD/1.000 mét khối lên 230 USD/1.000 mét khối. Tuy nhiên, Kiev đã từ chối mức giá này, dẫn đến việc Gazprom ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraine từ ngày 1-1-2006. Hậu quả dường như có ngay lập tức và không chỉ đối với mình Ukraine.

Trên ¼ lượng khí đốt mà EU tiêu thụ là do Nga cung cấp, và hơn 80% trong số đó được vận chuyển thông qua mạng lưới đường ống dẫn ở Ukraine. Bởi vậy mà kể từ khi Nga khóa các đường ống dẫn dầu này, Áo, Pháp, Đức, Hungary, Italia và Ba Lan lập tức lâm vào cuộc khủng hoảng năng lượng khi nguồn cung giảm tới 30%.

Một số nước phải đóng cửa trường học, các tòa nhà công, một số nước thậm chí ban bố tình trạng khẩn cấp. Ngoài mối quan hệ chặt chẽ về cung cấp năng lượng, quan hệ thương mại giữa Nga và EU cũng sinh sôi nảy nở kể từ sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, với giá trị lên tới gần 500 tỉ USD. Trong thời điểm các mối liên kết giữa các quốc gia đang ngày càng tăng, đặc biệt là quan hệ thương mại chắc sẽ không có quốc gia nào mong muốn áp đặt những biện pháp trừng phạt lẫn nhau bởi nó sẽ tạo ra những tác động đa chiều.

Nga-Mỹ: Lệnh cấm vận chỉ để…làm cảnh

Bên cạnh các đối tác EU, Nga và Mỹ cũng đang trao đổi chiêu thức trên bàn cờ cấm vận mà họ đặt ra, mặc dù có thể không quốc gia nào thực sự muốn điều này xảy ra. Ngay sau khi Mỹ công bố "danh sách đen” những quan chức Nga có liên quan tới khủng hoảng Ukraine, giới Nghị sĩ Duma quốc gia Nga (Hạ viện) đã lập tức giễu cợt đây là "trò trẻ con” và không có giá trị nào cả. Các Nghị sĩ Duma đã chất vấn ngược lại rằng họ không có tài khoản ở Mỹ thì cấm vận nào có tác dụng, thậm chí còn yêu cầu Washington thêm tất cả các thành viên Duma Quốc gia vào danh sách trừng phạt này.

Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin cũng là mục tiêu của các biện pháp trừng phạt đã viết một cách dí dỏm trên tài khoản Twitter cá nhân của ông: "Đồng chí Obama... Điều này có ý nghĩa gì với những người không có tài khoản hoặc tài sản ở nước ngoài? Hay là ông không nghĩ về điều đó?”. Trong khi Tổng thống Putin cũng tuyên bố sẽ mở một tài khoản ở ngân hàng Rossiya vào đầu tuần tới, và sẽ nhận lương qua tài khoản này.

Ngược lại, sau khi Nga công bố bản danh sách trừng phạt của mình đối với phía Mỹ thì Chủ tịch Hạ viện John Bohner – người có mặt trong danh sách trên cũng có động thái gần như y hệt các Nghị sĩ Duma Quốc gia Nga, khi nói rằng ông cảm thấy "vinh dự” khi là mục tiêu của lệnh trừng phạt của Nga.

"Ngài Chủ tịch Hạ viện cảm thấy hãnh diện khi thuộc nhóm những người sẵn sàng chống lại sự gây hấn của Putin” – Người phát ngôn của ông Boehner, Michael Steel cho biết. Từ việc các lệnh trừng phạt hầu như chỉ mang tính hình thức nhằm răn đe lẫn nhau, cho thấy hai cường quốc không hề muốn thẳng tay vứt bỏ những gì đã tạo dựng được trong nỗ lực "tái khởi động” mối quan hệ từ thời Chiến tranh Lạnh.

Theo http://daidoanket.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022