Nga đối phó với khủng hoảng như thế nào?
Ngày 24/11, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov thông báo ước tính Nga bị thiệt hại mỗi năm 40 tỉ USD do lệnh cấm vận phương Tây và 90-100 tỉ USD do giá dầu giảm 30% trong vòng 3 tháng qua. Đặc biệt 50% thu ngân sách Nga phụ thuộc vào dầu hỏa trong khi giá dầu đã giảm dưới 80 USD/thùng hồi tuần trước. Dự báo tăng trưởng GDP Nga chỉ đạt 0,3% năm 2014 và 0% năm 2015.
Như vậy theo đánh giá của Bộ Tài chính Nga thì giá dầu sụt giảm khiến nền kinh tế Nga thiệt hại nhiều hơn chứ không phải tác động của các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Để đối phó với tình trạng giá dầu giảm, ông Siluanov cho hay Nga đang cân nhắc cắt giảm sản lượng dầu để tăng giá. Theo ông Siluanov, Nga không có phương tiện kỹ thuật để nhanh chóng tăng hay giảm sản lượng dầu như Arập Xêút, song Moskva đang nghiêm cứu "tính thiết thực của những biện pháp như vậy".
Một trong những biện pháp khác đã được Moskva tiến hành trước đó là tìm cách ngăn chặn tình trạng thao túng giá dầu. Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 19/11 cho rằng việc giá dầu thế giới đi xuống đang gây thiệt hại cho nền kinh tế Nga và đây là một phần hệ quả của sự thao túng mang động cơ chính trị.
Có thể việc thao túng này liên quan đến việc gây sức ép lên Nga trong vấn đề khủng hoảng Ukraina. Ngày 21/11, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã có buổi làm việc với người đồng cấp Arập Xêút Saud al-Faisal ở Moskva nhằm đối phó với việc giá trên các thị trường dầu mỏ bị lệ thuộc vào tác động chính trị và địa chính trị.
Các quan chức Nga trước đó cũng đã có buổi làm việc với Venezuela, một thành viên quan trọng của OPEC, để thống nhất một số điều khoản về việc ấn định giá dầu thế giới trước thềm hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vào tuần này. Thành viên của OPEC sẽ thảo luận về việc giá dầu giảm.
Liên quan tới những tác động từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây, Tổng thống Putin khẳng định những thiệt hại về kinh tế là "không đến mức tai hại”. Trước đó, ông Putin từng nói rằng nước Nga có thể chịu “những hậu quả thảm khốc” từ các biện pháp trừng phạt, bao gồm việc giảm giá dầu và đồng rúp của nước này.
“Thế giới hiện đại phụ thuộc lẫn nhau. Không có gì đảm bảo rằng lệnh trừng phạt, sự giảm giá dầu và sự mất giá của tiền tệ quốc gia sẽ dẫn đến những kết quả tiêu cực hoặc những hậu quả thảm khốc chỉ cho mỗi chúng tôi”- ông Putin phát biểu với hãng thông tấn TASS.
Theo CNN, liên minh châu Âu và Mỹ áp đặt những biện pháp trừng phạt trong lĩnh vực thương mại lên Nga trong năm nay sau khi Nga thể hiện vai trò của nước này trong cuộc khủng hoảng tại miền đông Ukraina. Nga cũng đã đáp trả bằng một số biện pháp như cấm nhập khẩu một số loại thực phẩm từ các quốc gia phương Tây, gây tổn hại đến nhiều nhà xuất khẩu thực phẩm tại châu Âu.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng tác động của các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với nền kinh tế Nga chỉ có tác dụng trong ngắn hạn và Nga có thể chống đỡ được với khoản dự trữ ngoại tệ khoảng 370 tỉ USD.
Về dài hạn, Nga đã tìm cách giảm sự phụ thuộc vào các nền kinh tế Âu-Mỹ bằng cách tìm đến các thị trường châu Á. Châu Á đang nổi lên là đầu tàu kéo nền kinh tế thế giới, trong đó phải nói đến Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Mặc dù là đồng minh của Mỹ nhưng Nhật Bản và Hàn Quốc không vì thế mà đánh đổi tất cả quan hệ kinh tế, chính trị với Nga để tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây. Trung Quốc vừa ký với Nga một hợp đồng cung cấp khí đốt 400 tỉ USD.
Ở châu Á không nước nào tỏ ý tham gia mặt trận chống Nga đang được thành lập một cách vội vàng dưới lá cờ của Mỹ và EU. Nói về quan hệ của Moskva với các cường quốc châu Á -Thái Bình Dương, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố: "Ở phương Đông, chúng tôi không cầu xin các đối tác kinh tế và chiến lược của chúng tôi phải thể hiện sự đoàn kết với Nga. Họ không có ý định bị dẫn dắt bởi các nhân vật chính trị chủ trương áp đặt lệnh trừng phạt. Và sự tương tác của chúng tôi với các nước châu Á sẽ tiếp tục phát triển".
Có thể dẫn ra nhiều thí dụ chứng tỏ điều đó. Ví dụ, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố sẽ tiếp tục đối thoại với Nga. Có nghĩa là, dù Tokyo và Moskva chưa ký kết hiệp ước hòa bình và chưa giải quyết vấn đề lãnh thổ, nhưng Tokyo vẫn không muốn tham gia chiến dịch của phương Tây kêu gọi "kiềm chế Nga" ở bất cứ nơi nào có thể.
Ấn Độ cũng không thể chấp nhận chính sách mới nhằm răn đe Moskva theo kiểu Chiến tranh Lạnh. Các phương tiện truyền thông Ấn Độ trích dẫn nguồn tin chính phủ nói rằng, New Delhi sẽ không ủng hộ các biện pháp của phương Tây gây áp lực lên Nga bởi vì Ấn Độ về nguyên tắc không bao giờ ủng hộ các biện pháp trừng phạt. Mới đây, Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ Shivshankar Menon đã nhắc nhở rằng, Nga có lợi ích hợp pháp tại Ukraina.
Để thông qua biện pháp trừng phạt nên có sự đồng thuận và hành động thống nhất của tất cả các quốc gia trọng trách trên thế giới. Ở đây nói về các biện pháp trừng phạt toàn diện, bắt buộc được thực hiện dưới sự giám sát của các cơ quan quốc tế và cơ quan quốc gia có thẩm quyền. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống lại Nga rõ ràng không đáp ứng các tiêu chí đó.
Theo http://petrotimes.vn
TIN LIÊN QUAN
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022