Nga sẽ kiếm "một vốn bốn lời" sau chiến dịch quân sự...
Theo tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin, chi phí cho các hoạt động quân sự của Nga tại Syria là 464 triệu USD. Tuy nhiên, Nga có thể sẽ thu về rất nhiều lợi nhuận sau này.
Một số nguồn tin trong quân đội Nga trả lời phỏng vấn tạp chí Dengi (Nga) rằng, kể từ khi chiến dịch không kích Syria bắt đầu, Cơ quan Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Nga đã được nhiều quốc gia có nhu cầu mua khí tài quân sự tiếp cận.
“Tại Syria chúng tôi đã cho thấy khả năng của các loại vũ khí do Nga sản xuất, qua đó thu hút sự chú ý của các khách hàng tiềm năng”, một nguồn tin của quân đội Nga cho biết.
Cụ thể, Nga có thể sẽ thu về 2 tỉ USD từ hợp đồng mua bán vũ khí với Algeria. Vào tháng 12/2015, Algeria đã đồng ý mua 12 chiếc Su-34 của Nga.
Ông Sergei Smirnov, giám đốc Nhà máy Máy bay Chkalov ở vùng Novosibirsk cho biết, cuộc đàm phán giữa Algeria và Nga về việc mua Su-34 đã kéo dài suốt 8 năm qua. Nhờ có chiến dịch quân sự tại Syria, thương vụ này cuối cùng đã được cả hai bên chấp thuận.
Theo nguồn tin của tạp chí Dengi, phi đội Su-34 đầu tiên cho quân đội Algeria sẽ có giá khoảng 500 đến 600 triệu USD. Tiếp đó, nước này có thể sẽ mua thêm từ 6 - 12 chiếc nữa.
Ngoài ra, Algeria cũng sẽ bắt đầu hội đàm với Nga về việc mua thêm ít nhất 10 máy bay Su-35S, nếu được ký kết Nga sẽ thu về khoảng 850 - 900 triệu USD.
Ngoài ra, hai nước cũng mới ký kết hợp đồng, qua đó Nga sẽ cung cấp 40 trực thăng chiến đấu Mi-28NE cho Algeria với giá thành vào khoảng 600 - 700 triệu USD.
Loại máy bay này trước đó đã được Iraq mua về để chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Máy bay Su-35 cũng đã thu hút sự chú ý từ một số nước như Indonesia, Việt Nam và Pakistan. Các quốc gia này đều đã có kinh nghiệm sử dụng máy bay quân sự do Liên Xô và Nga sản xuất, và họ đang cần nâng cấp khí tài quân sự.
Hợp đồng với Indonesia và Việt Nam dự kiến sẽ có tổng giá trị 1 tỉ USD và các bên hiện đang đàm phán.
Trường hợp của Pakistan có phần phức tạp hơn. Cùng với tình hình kinh tế khó khăn, vấn đề về an ninh giữa Pakistan và nước láng giềng Ấn Độ cũng là một yếu tố đáng lưu tâm.
Tạp chí Dengi cho biết Pakistan chỉ có thể mua nhiều nhất 6 chiếc máy bay. Tuy nhiên, giá trị của thương vụ này ước tính sẽ vào khoảng 500 triệu USD.
Trực thăng Ka-52 của Nga cũng đang rất được nhiều nước quan tâm.
Cục xuất nhập khẩu quốc phòng của Nga Rosoboronexport mới đây đã ký kết hợp đồng với Ấn Độ nhằm cung cấp 46 trực thăng Ka-52 cho nước này, dự kiến đợt bàn giao đầu tiên sẽ bắt đầu vào năm 2017.
Ka-52 cũng là một trong số những loại khí tài quân sự được sử dụng trong chiến dịch Syria và quan chức Nga hi vọng điều này sẽ giúp máy bay có thêm những khách hàng mới tại khu vực Tây Á.
Không chỉ có các loại máy bay, nhiều nước đang muốn có thêm xe tăng T-90, loại vũ khí được cho là đã chịu được một phát bắn đạn chống tăng của Mỹ tại Syria.
Những khách hàng tiềm năng bao gồm Iraq, Iran, các nước vùng Vịnh và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ.
Ngoài ra, tên lửa phòng không S-400 sau khi được Nga sử dụng tại Syria cũng đã khiến Ả Rập Xê út quan tâm, đồng thời cho phép Nga có thể đẩy mạnh đàm phán hơn nữa với Ấn Độ để có thể bán loại vũ khí này. Ước tính tên lửa S-400 sẽ có giá trị khoảng 2 đến 3 tỉ USD.
Ông Konstantin Makienko, phó giám đốc Cục Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga cho biết, kể từ sau chiến dịch Syria, mối quan tầm với các loại vũ khí của Nga đã tăng lên, nhưng ông cũng nói “cho đến nay vẫn còn rất ít hợp đồng chính thức”.
Ông Makienko cho rằng, xét đến tỉ giá ngoại tệ hiện nay, Nga phải đàm phán với các nước để nhanh chóng thống nhất thỏa thuận.
Theo http://soha.vn
TIN LIÊN QUAN
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022