Nga và bàn cờ Balkan
Đây là câu hỏi được đặt ra sau khi tạp chí Der Spiegel (Đức) gần đây tiết lộ chính phủ của Thủ tướng Đức Angela Merkel lo ngại Nga đang tìm cách khiến các nước Tây Balkan phụ thuộc mình hơn cả về kinh tế và chính trị.
Ông Ivan Krastev, Giám đốc Trung tâm chiến lược tự do tại Sofia - Bulgaria, viết trên báo Financial Times (Anh) rằng một mặt ông Putin tiếp tục tăng sức ép lên các nhà lãnh đạo châu Âu trong vấn đề Ukraine, mặt khác có thể biến Balkan thành “điểm nóng” tiếp theo.
Lý do, theo ông Krastev, khu vực này phụ thuộc nhiều vào dầu khí Nga nhưng lại là vùng trũng trong chính sách ngoại giao của châu Âu. Tháng rồi, Nga bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về việc kéo dài sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên minh châu Âu (EU) ở Bosnia-Herzegovina. Điều này khiến nhiều người tin là Điện Kremlin đang nghiêm túc xem xét gia tăng ảnh hưởng ở Tây Balkan.
<img id="img_150665" style="max-width: 100%;" title="Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel
Ảnh: Reuters" src="http://nld.vcmedia.vn/thumb_w/540/2015/ngaduc-1421517376411.jpg" alt="Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel
Ảnh: Reuters" />
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel Ảnh: Reuters
Thực tế là Nga vẫn có ảnh hưởng không nhỏ tại Tây Balkan, nhất là ở Bosnia-Herzegovina và Serbia. Chính vì vậy, Đức lo ngại ông Putin có thể chặn đường EU tại đây. “Người ta có cảm tưởng Nga đang mở rộng ảnh hưởng lên toàn bộ Bosnia-Herzegovina thông qua sự ủng hộ dành cho Cộng hòa Srpska (một trong 2 thực thể của nước này). Như vậy, con đường vào EU của nước láng giềng Serbia sẽ khó khăn hơn” - Bộ trưởng Nông nghiệp Đức Christian Schmidt nhận định với Der Spiegel sau chuyến đi gần đây đến Tây Balkan theo lệnh bà Merkel.
Ông Elmar Brok, thành viên Đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) của bà Merkel và là chủ tịch Ủy ban Các vấn đề đối ngoại của Nghị viện châu Âu, nói thêm: “Mục tiêu của ông Putin là gây sức ép buộc các nước Balkan bỏ ý định gia nhập EU hoặc nếu gia nhập thì sẽ tác động lên các nghị quyết EU theo hướng có lợi cho Nga”.
Trong nỗ lực ngăn chặn một viễn cảnh như thế, Thủ tướng Merkel gần đây kêu gọi đẩy nhanh quá trình gia nhập EU của các nước Balkan. Cái khó ở đây là tình trạng tham nhũng và nguy cơ bất ổn chính trị vẫn còn cao tại một số nước Balkan. Ngoài ra, theo trang tin tức Atlantic Sentinal, hầu hết các cuộc xung đột sắc tộc nảy sinh từ sự sụp đổ của Nam Tư năm 1991 vẫn chưa được giải quyết. Những yếu tố này khiến việc kết nạp thêm thành viên tại khu vực này của EU càng gập ghềnh.
Ở chiều ngược lại, theo ông Krastev, hiện trạng nêu trên lại tạo điều kiện cho Nga “dễ dàng khơi mào một cuộc khủng hoảng có kiểm soát tại Balkan” để có thêm lợi thế mặc cả và khiến phương Tây bớt quan tâm đến Ukraine. Không những thế, kịch bản này còn đe dọa gây chia rẽ trong nội bộ châu Âu (giữa những nước không muốn EU mở rộng sang Balkan thêm nữa và những nước bất mãn với hành động của Moscow).
Theo http://nld.com.vn
TIN LIÊN QUAN
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022