Nga và NATO lập hệ thống phòng thủ tên lửa chung như thế nào
Ngày 19-11, Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma (B. Obama) đã giành được sự ủng hộ của NATO về việc xây dựng lưới phòng thủ tên lửa châu Âu. Theo kế hoạch này, một hệ thống gồm các tên lửa đánh chặn và ra-đa của Mỹ đã được lên kế hoạch lắp đặt gồm tên lửa đánh chặn và ra-đa ở Địa Trung Hải, Ru-ma-ni, Séc, Ba Lan và có thể ở cả Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ được kết nối với hệ thống phòng thủ tên lửa sẵn có của các quốc gia châu Âu. “Hơn 30 quốc gia đã có hoặc đang phát triển các tên lửa đạn đạo và không phải tất cả họ đều là bạn. I-ran là minh chứng rõ ràng”, người phát ngôn NATO J. Áp-pa-thu-rai (J. Appathurai) nói về mục tiêu xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa.
Tổng thống Nga Mét-vê-đép (người đứng giữa) và các nhà lãnh đạo NATO. Ảnh: Roi-tơ
Một ngày sau, Tổng thống Nga D. Mét-vê-đép (D. Medvedev) thông báo, Mát-xcơ-va chấp nhận lời mời của NATO tham gia hệ thống này. Theo đó, hai bên sẽ có sự trao đổi thông tin về các mối đe doạ trên bầu trời châu Âu và hai bên có thể hợp tác trong việc tiêu diệt các tên lửa liên lục địa và tên lửa tầm xa bắn tới 28 nước thành viên NATO và Nga.
Theo Tổng thống Nga D. Mét-vê-đép, việc hợp tác Nga-NATO sẽ thực hiện theo hai hướng. Thứ nhất, Nga và NATO nối lại hợp tác trong hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường đã được bắt đầu năm 2003 nhưng bị gián đoạn năm 2008 do Nga quan ngại về kế hoạch của chính quyền Mỹ lúc bấy giờ, chủ trương triển khai các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia tại châu Âu. Thứ hai, Nga và NATO thoả thuận khởi sự nghiên cứu khả năng phối hợp các hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia của nhau. Tổng thống Nga cho biết, đã đề nghị các đối tác NATO thảo luận ý tưởng thiết lập tại châu Âu một “hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực”. Tuy nhiên, ông đặc biệt nhấn mạnh trong mọi trường hợp Nga sẵn sàng tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa chỉ trên cơ sở bình đẳng. “Nhiều chi tiết của kế hoạch phòng thủ vẫn còn chưa chắc chắn và kế hoạch này chỉ có thể mang tới hoà bình nếu nó có tính toàn cầu”, ông Mét-vê-đép nói.
Tổng thống Mỹ Ô-ba-ma đã hoan nghênh quyết định của Nga tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa. Ông nói rằng, việc này đã biến nguồn phát sinh những căng thẳng trong quá khứ thành nguồn phát sinh những hợp tác tiềm năng chống lại mối đe doạ chung. Ông khẳng định: “Chúng tôi coi Nga là đối tác, không phải đối thủ”. Dưới thời Tổng thống Mỹ G. Bu-sơ, kế hoạch xây dựng lá chắn tên lửa của Oa-sinh-tơn tại Đông Âu đã khiến quan hệ Nga-Mỹ xấu đi nghiêm trọng. Mát-xcơ-va phản đối kịch liệt vì cho rằng kế hoạch này nhằm trực tiếp vào Nga. Chính vì vậy, ông Mét-vê-đép cũng hoan nghênh quyết định của Tổng thống Mỹ Ô-ba-ma là “sự dũng cảm” khi từ bỏ phiên bản lá chắn tên lửa tại Đông Âu.
Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga, Đại tướng N. Ma-ca-rốp (N. Makarov) tuyên bố, đã có nhiều lý do hợp lý để Nga và NATO kết nối hệ thống phòng thủ tên lửa. “Vấn đề hiện nay là phần kỹ thuật để làm sao kết nối hai hệ thống. Điều này phụ thuộc vào cách tổ chức”, ông Ma-ca-rốp nói. Nhiều quốc gia thuộc NATO đang sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa với thành phần cốt lõi là các tên lửa đánh chặn Patriot của Mỹ. Trong khi đó, quân đội Nga được trang bị hệ thống phòng không S-300 và các thế hệ sau như S-400 đang được triển khai.
Hiện các nhà quan sát đã nêu ra hai câu hỏi chưa được trả lời về hệ thống phòng thủ tên lửa chung Nga-NATO. Đó là: Liệu nó có hiệu quả không và các quốc gia châu Âu có đủ sức trang trải chi phí không? Các thành viên NATO đã tạm đặt hai vấn đề này sang một bên để có được một thoả thuận nhằm thúc đẩy sự đoàn kết của NATO. Chính Tổng thống Nga Mét-vê-đép cũng hiểu rõ những vấn đề này. Ông Mét-vê-đép nói: “Ngay cả người châu Âu cũng không có hiểu biết đầy đủ về việc lưới phòng thủ này sẽ ra sao, sẽ tốn bao nhiêu tiền. Nhưng mọi người đều hiểu rằng một hệ thống phòng thủ tên lửa cần phải toàn diện”. NATO cho rằng, chi phí cho hệ thống này là tương đối rẻ khi tất cả các nước cùng chung sức. Tuy nhiên, một số người thì chỉ trích rằng đây là một gánh nặng với châu Âu vốn chưa vượt qua cuộc khủng hoảng nợ.
TIN LIÊN QUAN
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022