Vietnews.ru
Tham khảo

Người trẻ Ukraine vỡ mộng

01/04/2014 (Đọc 7 phút)

Xem thêm:

Một phóng viên của hãng tin CBC News đã ghi lại cảm xúc thất vọng não nề của những người trẻ Ukraine về cuộc cách mạng Maidan mà họ từng đặt rất nhiều kỳ vọng.

Người trẻ Ukraine vỡ mộng
Ảnh minh họa

“Tôi không hỏi tên cô. Chúng tôi được nghỉ làm và ra ngoài ăn một bữa hiếm hoi. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện nhỏ vào thời điểm gần kết thúc buổi tối. Cô gái trẻ đang ở trong một nhà hàng Italia. Nhưng ở đây là Kyiv. Trên truyền hình là những hình ảnh một thanh niên mặt mày thâm tím, chắc chắn là bị đánh. Chúng tôi hỏi cô ấy chuyện gì đang xảy ra.

Cô gái trẻ khoảng 20 tuổi đang tươi cười niềm nở bỗng trùng xuống, thể hiện một sự thất vọng não nề, giống như một ngọn đèn vừa bị tắt đột ngột.

“Toàn tin tức xấu” cô gái vừa nói vừa nhìn một cách vô hồn vào chiếc vô tuyến. “Tôi chẳng biết tại sao mình lại trở về”.

Kyiv là nhà của cô nhưng cô gái này từng đến Washington để học về ngành kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Cô vừa trở về Ukraine với hy vọng mọi thứ đã thay đổi. Tuy nhiên, điều mà cô đón nhận lại tồi tệ hơn.

Kyiv – thành phố khởi động cuộc cách mạng Maidan ở Ukraine và cũng là nơi hy sinh mạng sống của nhiều người trẻ cho cuộc cách mạng đó, giờ lại thấy chính mình ở trung tâm của một thứ còn hỗn loạn hơn rất nhiều: một cuộc đối đầu với nước láng giềng hùng mạnh, một đống lộn xộn về kinh tế và một cuộc đối đầu quốc tế căng thẳng.

Sau những cao trào của cuộc cách mạng, nỗi thất vọng ở Ukraine đang hằn sâu trong mỗi người dân. Và nó đem lại cảm giác vỡ mộng.

Sự bất mãn thể hiện qua các cuộc biểu tình đường phố đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới “nhưng không có nơi nào tồi tệ như ở Kyiv”. Ở Ai Cập – nơi những phát biểu đao to búa lớn về những hứa hẹn thay đổi ở Quảng trường Tahrir đã gây ra tình trạng hỗn loạn, đổ máu và giờ một cuộc đàn áp mạnh tay đang diễn ra dẫn tới việc hơn 16.000 người bị tống vào tù và 20.000 người thương vong kể từ khi nó bắt đầu nổ ra hồi tháng 7 năm ngoái.

Ukraine không phải là Ai Cập và chưa đến mức như Ai Cập nhưng trong những người trẻ ở quốc gia Đông Âu này tâm trạng hoàn toàn giống như ở Ai Cập, đó là cảm giác thất vọng tràn trề. Đây là mối nguy cơ lớn hơn bất kỳ điều nào khác mà Ukraine sẽ phải đối mặt trong tương lai.

Mặc dù điều này không được dưa ra trong những cuộc phỏng vấn chính thức nhưng đối với nhiều người dân Ukraine, sự thụt lùi sau cách mạng Maidan không chỉ gây cho họ cảm giác thất vọng mà còn khiến họ tính đến kế hoạch khẩn cấp: đặc biệt là kế hoạch di cư. Người Ukraine rất di động và những người trẻ thành công ở nước ngoài trước đây hiện tại đang tính đến việc quay trở lại nước mà họ từng thành công.

Một cuộc bạo loạn Maidan mới sẽ bùng phát?

Một cuộc bạo loạn Maidan mới có thể sẽ nổ ra nếu Kiev vội vàng tổ chức một cuộc bầu cử. Đây là nhận định vừa được Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga – ông Sergey Zheleznyak đưa ra tại một cuộc họp báo trong ngày hôm qua (31/3).

"Những nỗ lực nhằm đẩy nhanh chiến dịch chính trị một cách vội vã chắc chắn sẽ thất bại bởi bất kỳ ai được bầu vào thời điểm này sẽ không nhận được sự ủng hộ của đa số người Ukraine. Điều đó sẽ dẫn tới một cuộc bạo loạn hay chính biến Maidan mới và một loạt những điều kinh hoàng mà chúng ta chứng kiến suốt 3 năm qua", ông Zheleznyak nói.

Tính đáng tin cậy của cuộc bầu cử sắp tới ở Ukraine vẫn còn thấp và nhiều người dự đoán cuộc bỏ phiếu sẽ không công bằng. Ông Sergei Markov – Giám đốc Viện Nghiên cứu Chính trị cho biết, một trong những kịch bản có thể xảy ra là một người \'Ukra – Saakashvili\' mới (người Ukraine giống như cựu Tổng thống Mikhail Saakashvili của Gruzia) sẽ lên dẫn dắt đất nước Ukraine sau cuộc bầu cử 25/5. Ông Markov thêm rằng, Tổng thống mới sẽ nhận được tiền cho quân đội. “Cũng giống như quân đội Gruzia được đào tạo, quân đội Ukraine cũng sẽ được đào tạo với quân đội Mỹ, bởi những huấn luyện viên người Mỹ, được trang bị vũ khí Mỹ, chiến đấu dưới hiến chương Mỹ, trong quân phục Mỹ và dưới sự giúp đỡ của các vệ tinh và thông tin tình báo của Mỹ. Quân đội này sẽ tấn công quân đội Nga ở Crimea trong 2 hay 3 năm nữa, cũng giống như ông Saakashvili ra lệnh tấn công quân đội Nga ở Nam Ossetia năm 2008," ông Markov nhận định.

Các chuyên gia nhắc lại rằng, trước phiên luận tội Tổng thống Yanukovych hồi tháng 2 vừa rồi, cuộc bầu cử mới dự kiến sẽ được tổ chức vào năm 2015 và người Ukraine không hài lòng với quyết định của Tổng thống Yanukovich trong việc hoãn ký kết thỏa thuận hợp tác với EU chỉ phải đợi chưa đầy một năm nữa để thay thế ông này. “Họ phải tự tổ chức lực lượng và chờ đợi chưa đầy một năm nữa để thay thế tổng thống mà họ không thích. Tuy nhiên, thay vào đó, các cuộc biểu tình bị cực đoan hóa với sự hậu thuẫn trực tiếp từ giới chính khách và các nhà ngoại giao phương Tây. Tôi hoàn toàn không thể hiểu lý do tại sao họ cần điều đó”, ông Sergey Zheleznyak cho biết.

Tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Viktor Yanukovych thông báo hoãn kế hoạch ký thỏa thuận hợp tác và thương mại tự do với EU vì những điều kiện chưa thuận lợi cho Ukraine – nơi 65% nền kinh tế gắn liền với Nga và thị trường Nga.

Tình hình ở Ukraine và căng thẳng với phương Tây liên quan đến Crimea hiện nay giống như Cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1961 nhưng ngược lại, ông Markov đã bình luận như vậy về sự kiện tàu Mỹ đến Biển Đen. "Nga thay thế vị trí của Mỹ và Mỹ thay thế vị trí của Liên Xô”, ông Markov đã nói như vậy.

"Cuộc khủng hoảng đó bắt đầu bằng việc Liên Xô sử dụng chính quyền đồng minh ở Cuba để triển khai tên lửa. Bây giờ Washington sử dụng chính quyền đồng minh ở Kiev. Hành động tham gia về mặt chính trị-quân sự đó không thể chấp nhận được đối với ông Kennedy và nó cũng không thể chấp nhận được với ông Putin”, nhà phân tích Markov nhấn mạnh.

Ông Markov tiếp tục kêu gọi Tổng thống Obama hãy học cựu Tổng thống Kennedy để tiến tới hòa bình và các giá trị dân chủ.

Vị chuyên gia trên cũng tái khẳng định lại lập trường của Nga được tuyên bố lần đầu tiên bởi Tổng thống Putin hồi năm ngoái rằng, người Ukraine có quyền quyết định tương lai của họ, có quyền quyết định họ muốn kết nối với ai - phương Đông hay phương Tây. Mục đích của Moscow là tránh leo thang căng thẳng và đổ máu. Nga không muốn Ukraine bị chia cắt và cách duy nhất để thoát ra là một giải pháp ngoại giao, nhân đạo dựa trên ý chí tự do của người dân đa sắc tộc ở Ukraine.

Theo http://www6.vnmedia.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022