Những lỗ thủng ngành công nghiệp vũ trụ Nga
Để cung cấp thêm thông tin về thực trạng ngành công nghiệp vũ trụ Nga hiện nay (vì ở một góc độ nào đó nó liên quan đến việc Nga thành lập Lực lượng Đường không – vũ trụ), xin giới thiệu bài trả lời phỏng vấn tờ “Svobodaia Pressa” (Nga) của Vadim Lukashevich, chuyên gia phân tích quân sự, phó tiến sỹ khoa học - kỹ thuật Nga (chuyên ngành hàng không, vô tuyến điện, điện tử và tự động hóa) ngày 02/8/2015. Tiêu đề trên là của “Svobodaia Pressa” (Nga).
Chỉ xin nhấn mạnh đây là quan điểm riêng của Vadim Lukashevich .


Ảnh :Anton Novoderezin/TASS
“Chúng ta (Nga) là những người đầu tiên hiện thực hóa ước mơ của loài người mở đường đến các vì sao. Đất nước chúng ta đã từng là cường quốc vũ trụ hàng đầu, thực hiện thành công các dự án khổng lồ mà ngay cả những người mơ mộng nhất cũng không nghĩ tới.
Chúng ta đã từng xây dựng tương lai bằng bàn tay của chính mình. Nhưng bây giờ thì sao? Chúng ta đã sử dụng những di sản vũ trụ của Liên Bang Xô Viết ra sao, chúng ta đã tụt hậu so với các cường quốc khác như thế nào và các nhà lãnh đạo hiện nay của chúng ta có hiểu hết được điều đó không, và nói chung- chúng ta cần vũ trụ để làm gì
Cần phải phân biệt rất rạch ròi ngành vũ trụ Xô Viết và ngành vũ trụ Nga – chúng khác nhau hoàn toàn về bản chất. Ngành vũ trụ Xô Viết mở ra kỷ nguyên vũ trụ sau khi phóng Vệ tinh đầu tiên ngày 4/10/1957, và mở đường cho loài người tiến vào vũ trụ sau khi đưa nhà du hành vũ trụ Iuri Gagarin vào quỹ đạo gần trái đất ngày 12/4/1961.
Ngành vũ trụ Xô Viết nổi bật ở sự phát triển theo kế hoạch và có những mục tiêu rõ ràng – chính điều đó đã là tiền đề cho tất cả các thành tựu và những ưu tiên trong vũ trụ - những thành tựu mà cho đến bây giờ chúng ta vẫn tự hào- vệ tinh đầu tiên, chuyến bay của con người vào vũ trụ đầu tiên, chuyến bay vào vũ trụ của nữ phi hành gia đầu tiên, chuyến bay của một cụm tàu vũ trụ đầu tiên, con người bước ra khoàng không gian vũ trụ lần đầu tiên, lắp ráp các tàu vũ trụ tự động đầu tiên, nữ phi hành gia đầu tiên bước ra khoảng không vũ trụ chuyến bay với thời gian dài kỷ lục của con người trong vũ trụ, hạ cánh xuống mặt trăng đầu tiên, hạ cánh xuống Sao Kim đầu tiên và chuyển các hình cảnh toàn cảnh về Sao Kim đầu tiên, hạ cánh nhẹ nhàng xuống sao Hỏa lần đầu tiên và v.v .
Tất cả đó là những thành tựu của Liên Bang Xô Viết .
Ngành vũ trụ Nga được thừa hưởng những di sản Xô Viết để lại và đã không thể giữ gìn được phần lớn các di sản đó. Tổ hợp quỹ đạo “Mir” ( Hòa bình) đã bị chìm xuống biển và Nga đã không thể chế tạo được một trạm quỹ đạo của mình, chỉ tham gia vào chương trình chế tạo một trạm vũ trụ quốc tế với tư cách là một đối tác hạng hai.
Nga đã không thể và không tiếp tục chương trình hệ thống vũ trụ con thoi “Energia- Buran” vốn đã qua giai đoạn bay thử nghiệm (từ thời Xô Viết). Nga cũng đã không thể kết thúc Chương trình Sao Hỏa của Xô Viết (vụ phóng thiết bị vũ trụ “Mars-96” thất bại) và cũng không thể thực hiện được dự án đầy tham vọng đưa về trái đất các mẫu đất đá từ vệ tinh của sao Hỏa “Phobos-Grunt” (Trạm vũ trụ liên hành tinh tự động của Nga -ND) .
Hơn thế nữa, sau khi Liên Xô tan rã nước Nga hậu Xô Viết đã không thể phóng một thiết bị vũ trụ nào đến các hành tinh trong Hệ mặt trời, kể cả mặt trăng.
Theo http://baodatviet.vn
TIN LIÊN QUAN
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022