Nước Nga một năm sau ngày sáp nhập Crimea
Trong cuộc phỏng vấn với kênh BBC ngày 16/3, Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov tuyên bố bán đảo này sẽ không bao giờ quay trở lại với Ukraine.
Ngày 11/3/2014, Crimea và chính quyền thành phố Sevastopol đã tuyên bố độc lập, tách ra khỏi Ukraine, đồng thời yêu cầu được sáp nhập với Nga.Một cuộc trưng cầu dân ý trên quy mô toàn bán đảo đã diễn ra sau đó vào ngày 16/3.Cuối cùng Crimea và Kremlin đã ký hiệp ước sáp nhập trong ngày 18/3.
Nước Nga đã tổ chức kỉ niệm sự kiện bán đảo Crimea gia nhập Liên bang Nga trong 3 ngày, trong đó, bộ phim tài liệu "Crimea: Đường về Tổ quốc"đãđượckênh truyền hình Russia-1 của Nga trình chiếu từ ngày 15/3, gồm cuộc phỏng vấn Tổng thống Nga Vladimir Putin về lý do ông quyết định tiếp nhận Crimea.
Người dân Crimea trong lễ kỉ niệm 1 năm sáp nhập vào Nga
Nước Nga được gì?
Việc Nga sáp nhập Crimea gắn liền với biến cố Maidan ở Ukraine. Cuộc đảo chính lật đổ ông Yanukovych diễn ra ở Kiev vào tháng 2/2014 đã gây bất bình cho 2,4 triệu người dân Crimea, với đại đa số nói tiếng Nga. Đồng thời, tình hình bùng phát chủ nghĩa dân tộc đáng ngại tại Ukraine đã thôi thúc Moscow tái sáp nhập Crimea.Theo ông Putin đánh giá, Crimea là lãnh thổ lịch sử của Nga (chỉ được trao cho Ukraine vào năm 1954), Moscow không thể bỏ mặc người Nga tại bán đảo bị đe dọa.
Về vị trí địa lý, bán đảo Crimea có vị trí địa chính trị chiến lược đối với trong khu vực, đối với cả Nga và Ukraine, thậm chí với nhiều nước trong vùng xung quanh biển Đen.Sevastopol là căn cứ cực kỳ quan trọng và lực lượng quân sự Nga đã có lịch sử đóng quân ở đây 230 năm. Khi sáp nhập Crimea, Nga đảm bảo chắc chắn được tương lai của hạm đội Biển Đen và giảm được khoản tiền thuê mỗi năm 97,75 triệu USD.
Từ Crimea, Nga có thể trực tiếp tiến ra đại dương thế giới, đồng thời có được một cảng nước sâu với nước ấm quanh năm không bị đóng băng.Về nguồn năng lượng, Nga có thể khai thác một vài mỏ khí ngoài khơi.Tuyến đường dẫn khí tới châu Âu có thể đi qua Crimea giúp Nga cắt giảm chi phí thay vì xây đường ống dưới biển.
Sáp nhập Crimea còn đem lại khả năng Nga triển khai vũ khí hạt nhân trên bán đảo này, và đây là mối lo không nhỏ cho các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) xung quanh biển Đen: Bulgaria, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 11/3/2015 vừa qua, Vụ trưởng Vụ không phổ biến và kiểm soát vũ khí Bộ ngoại giao Nga Mikhail Ivanovich Ulyanov đã phát biểu về việc Nga có quyền triển khai vũ khí hạt nhân trên bán đảo này.
Hành động sáp nhập Crimea cònthể hiện phản ứng của Nga khi NATO không ngừng mở rộng về phía Đông.NATO liên tục kết nạp các quốc gia từng là thành viên của khối Hiệp ước Warsaw, Cộng hòa Czech, Hungary và Ba Lan năm 1999 và các quốc gia vùng Baltic (Estonia, Latvia, Lithuania), Bulgaria, Romania, Slovakia và Slovenia năm 2004.Trong khi đó, kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tại châu Âu của Mỹ cũng khiến Nga lo ngại. Lúc này, việc giữ một “vùng đệm” cuối cùng cho nước Nga trước NATO là sống còn.
Trả giá nặng nề về kinh tế
Đón nhận Crimea đồng nghĩa với Nga phải tiếp nhận thêm gần 2 triệu người.Crimea là vùng đất xa xôi, kinh tế kém phát triển nhất Ukraine, chỉ được nối với đất liền bằng một dải đất hẹp, phụ thuộc vào đất liền tới 85% về điện năng, 90% về nước uống và tỷ lệ phụ thuộc về lương thực, thực phẩm cũng rất lớn.
Ngay sau khi sáp nhập, Bộ trưởng tài chính Nga đã phát biểu về kế hoạch ngân sách Liên bang chi cho Crimea là 243 tỷ Rub (6,82 tỷ USD, vào thời điểm 35,6375 Rub đổi 1 USD) trong năm 2014.
Đề cập về tương lai phát triển Crimea trong bộ phim "Crimea: Đường về Tổ quốc", Tổng thống V.Putin đã đặt ra các nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng cầu vượt biển Kerch từ lãnh thổ đất liền của Nga tới Crimea, đồng thời đảm bảo các điều kiện phát triển năng lượng tại khu vực bán đảo, khôi phục lại các cơ sở nghỉ dưỡng nổi tiếng tại Crimea.Tuy nhiên, quá trình xây dựng cây cầu khó khăn và tốn kém với trị giá tối thiểu ước tính khoảng3 tỷ USD.
Chi phí để xây dựng và phát triển Crimea đặt thêm gánh nặng cho ngân sách nước Nga, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế Nga lâm vào khủng hoảng do đối mặt với các lệnh trừng phạt từ Mỹ và phương Tây, cùng với giá dầu giảm mạnh. Tháng 3/2014, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) công bố danh sách các cá nhân và tổ chức của Nga bị cấm visa vào Mỹ và EU, bị phong tỏa tài sản tại các ngân hàng, tổ chức tài chính ở nước ngoài. Vào cuối tháng 7/2014, phương Tây lại áp đặt vòng trừng phạt mới vào các lĩnh vực quốc phòng, năng lượng, mở rộng danh sách trừng phạt các quan chức Nga và các nhà lãnh đạo tại khu vực Donbass (gồm Donesk và Lugansk) vì cho rằng, Moscow là bên thứ 3 tham chiến tại miền đông Ukraine và cung cấp vũ khí quân đội cho phe ly khai.
Trong ngày 18/12/2014, EU đã thông qua các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Crimea. Lệnh trừng phạt cấm toàn bộ hoạt động đầu tư và hạn chế thương mại với Crimea và Sebastopol nhằm phản đối việc sáp nhập vào Nga.
Đánh giá về thiệt hại kinh tế, Chính phủ Nga dự tính tỉ lệ sụt giảm trong GDP khoảng 0,8% vào năm 2015 so với tăng trưởng GDP 0.6% khiêm tốn trong năm 2014. Năm 2014, giá dầu mất đi tới 50% giá trị, hiện là trên dưới 60 USD/ thùng còn đồng Rúp hiện được giao dịch với tỷ giá khoảng 66,04 Rúp đổi 1 USD.Trong phiên giao dịch ngày 16/12/2014, tỷ giá đồng Rúp từng sụt giảm ở mức được cho là mạnh nhất trong vòng 16 năm qua.
Căng thẳng Nga- phương Tây không có dấu hiệu hạ nhiệt
Phản ứng trước sự kiên tổ chức các lễ kỉ niệm ngày sáp nhập Crimea tại Nga và Sevastopol, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết: “Kỷ niệm một năm “cuộc trưng cầu dân ý” tại Crimea được tổ chức trong sự vi phạm rõ ràng luật pháp và hiến pháp Ukraine, Mỹ một lần nữa lên án cuộc bỏ phiếu không tự nguyện, minh bạch, dân chủ đó”. Steffen Seibert, Người phát ngôn Chính phủ Đức cũng tuyên bố nước này sẽ không công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Phát biểu với báo giới tại thủ đô Berlin, ông Seibert khẳng định Đức ủng hộ Ukraine “bên trong đường biên giới được quốc tế công nhận” và cáo buộc Moscow đe dọa hòa bình châu Âu.
Không chỉ “đối chọi” nhau trong lĩnh vực kinh tế, Nga và phươngTây cũng đã có nhiều hành động quân sự để răn đe nhau. Nga và NATO đã liên tục tổ chức các cuộc diễn tập quân sự và tăng cường sự hiện diện quân sự áp sát biên giới của nhau.
Ngày 13/3 vừa qua, NATO cho biết 6 tàu chiến đã tới cảng Constanta của Romania, bên bờ Biển Đen để tham gia các cuộc diễn tập trên biển của NATO trong cuối tuần này. NATO cho biết cuộc huấn luyện kéo dài ba ngày mang tên “SNMG-2”.
Còn từ ngày 16- 21/3, Nga sẽ tổ chức các cuộc diễn tập ở cả trên biển, trên không và trên bộ với sự tham gia của hơn 40.000 binh lính, 3.360 phương tiện quân sự, 41 tàu chiến, 15 tàu ngầm, và 110 máy bay và trực thăng, hãng thông tấn Itar-tass dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu. Đồng thời, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh đặt Hạm đội Biển Bắc thuộc hải quân nước này vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu cấp cao nhất trong cuộc tập trận ở vùng Bắc Cực thuộc Nga.
Theo The Moscow Times, những khó khăn của nền kinh tế và sự cô lập về chính trị từ phương Tây đang buộc các nhà lãnh đạo Nga phải tìm ra hướng đi mới. Dù hiệu quả của các chính sách mới là chưa thể tiên đoán nhưng năm 2015 có thể là một bước ngoặt đối với nước Nga nói chung và bán đảo Crimea nói riêng.
Theo http://toquoc.gov.vn
TIN LIÊN QUAN
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022