Vietnews.ru
Tham khảo

Siêu tàu sân bay 85.000 tấn – Mảng ký ức đen tối mà Nga muốn lãng quên

19/11/2017 (Đọc 8 phút)

Xem thêm:

Siêu tàu sân bay 85.000 tấn – Mảng ký ức đen tối mà Nga muốn lãng quên
Hình ảnh phác họa được cho là của tàu sân bay Ulyanovsk

Mang theo kỳ vọng to lớn ban đầu là ngăn chặn Hải quân Mỹ nhưng dự án siêu tàu sân bay Ulyanovsk hóa ra lại trở thành thất bại tồi tệ của Liên Xô.

Mang theo kỳ vọng to lớn ban đầu là ngăn chặn Hải quân Mỹ nhưng dự án siêu tàu sân bay Ulyanovsk hóa ra lại trở thành thất bại tồi tệ của Liên Xô.Nếu được đưa vào hoạt động, siêu tàu sân bay Ulyanovsk của Liên Xô thực sự sẽ trở thành "quái vật biển cả" với chiều dài hơn 300m, lượng giãn nước 85.000 tấn, đủ sức chứa để chở theo 1 phi đoàn không quân với số lượng máy bay cánh xoay và cánh cố định lên tới 70 chiếc.

Kết hợp với các tàu chiến mặt nước và tàu ngầm của Liên Xô, siêu tàu sân bay Ulyanovsk, với động cơ hạt nhân, sẽ vùng vẫy trên khắp các đại dương nhằm một mục tiêu chiến lược: Ngăn Hải quân Mỹ tiếp cận bờ biển Liên Xô.

Tuy nhiên, Moscow đã không hoàn thiện được dự án này vì cạn tiền. Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Nga gặp khó khăn về kinh tế trong nhiều năm, khiến các dự án đóng tàu chiến mới trở nên bất khả thi.

Chiếc Ulyanovsk đã kết thúc cuộc đời trong bãi phế liệu năm 1992.

Tuy nhiên giờ đây, Kremlin lại đang chi hàng tỷ rúp để hiện đại hóa quân đội và lần nữa, họ muốn có được một siêu tàu sân bay mới để đối đầu với Mỹ.

Mục tiêu lớn nhưng sai thời điểm

Tàu sân bay Ulyanovsk được đặt ky vào năm 1988, khi liên bang Xô Viết bắt đầu tan rã. Dự án này lớn tới mức đơn vị chế tạo dự kiến phải tới giữa những năm 1990 mới có thể hoàn tất.

Công tác thi công được tiến hành tại nhà máy đóng tàu Hắc Hải ở Ukraine (thường được gọi là nhà máy đóng tàu Nikolayev South 444).
Đây là một cơ sở cũ kỹ, có từ thế kỷ thứ 18 khi Hoàng tử Grigory Potemkin ký các sắc lệnh vào năm 1789, cho phép nơi này sửa chữa các tàu hải quân Nga bị hư hại trong chiến tranh Nga-Thổ.

Thiết giáp hạm Potemkin nổi tiếng của Nga cũng được hạ thủy từ nhà máy này.

Siêu tàu sân bay 85.000 tấn – Mảng ký ức đen tối mà Nga muốn lãng quên - Ảnh 1.

Ý tưởng thiết kế tàu sân bay Ulyanovsk.


Trong giai đoạn đầu thời Liên Xô, nhà máy Hắc Hải đảm đương nhiệm vụ đóng các thiết giáp hạm. Trong những năm 1960-1970, nơi đây đã cho ra đời tàu chở trực thăng lớp Moskva và tàu sân bay lớp Kiev.

Tuy nhiên, 2 mẫu tàu ấy chưa thể sánh được với Ulyanovsk. Con tàu này được đặt theo tên quê hương của lãnh tụ Vladimir Lenin và mọi thứ về nó đều rất… "khủng", ngay cả khi xét theo tiêu chuẩn Nga.

Tàu trang bị 4 lò phản ứng hạt nhân KN-3, mẫu từng được sử dụng trên các "thiết giáp hạm tuần dương" lớp Kirov (như chiếc Frunze).
Ulyanovsk có thể dễ dàng đạt tới tốc độ 30 hải lý/h khi di chuyển, mang được ít nhất 44 tiêm kích hạm (gồm Su-33 và MiG-29). Trên tàu có 2 máy phóng hơi nước, boong phóng kiểu nhảy cầu và 4 bộ cáp hãm.

Các nhà thiết kế tàu Ulyanovsk dự định bố trí 3 thang máy, mỗi chiếc có sức chở 50 tấn, dùng để vận chuyển máy bay từ nhà chứa lên boong tàu hoặc ngược lại.

Ngoài ra, trên tàu còn có các trực thực thăng hiện nhiệm vụ tìm kiếm-cứu hộ và tác chiến chống ngầm.

Ulyanovsk dự kiến sẽ có thủy thủ đoàn 3.400 người – chỉ xấp xỉ một nửa kíp thủy thủ đoàn trên tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ nhưng so với các tàu chiến khác của Liên Xô thì đây là con số lớn.

Lý do chế tạo

Đó là bởi Liên Xô muốn có một siêu tàu sân bay đáng chú ý. Những con tàu với kích cỡ lớn chưa từng chiếm số lượng đáng kể trong kho vũ khí hải quân của Liên Xô hay Nga sau này.

Hiện nay, Nga chỉ có duy nhất 1 tàu sân bay – chiếc Admiral Kuznetsov – nhưng với kích cỡ nhỏ hơn nhiều, được hạ thủy năm 1985.
Kể từ khi được hoàn thiện, tàu Kuznetsov đã không ít lần gặp vấn đề về máy móc, khiến nó không thể đi đâu mà không có tàu kéo đi kèm.


Tàu kéo vất vả vượt sóng lớn đến lai dắt tàu sân bay Admiral Kuznetsov

Tuy nhiên, còn có một tính toán khác đằng sau dự án tàu Ulyanovsk.

Ông James Holmes, giáo sư chiến lược tại Đại học Naval War của Mỹ cho rằng, Liên Xô muốn thiết lập một "vành đai xanh" (blue belt) phòng thủ tại các vùng biển ngoài khơi của họ.

Vành đai này sẽ là sự kết hợp của 3 lực lượng trên bộ/không/biển để ngăn chặn lực lượng tàu ngầm và tàu sân bay của Mỹ.

Liên Xô có thể bảo vệ lãnh thổ của mình bằng cách đảm bảo các khu vực tuần tra an toàn cho tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo – lực lượng đảm nhận nhiệm vụ răn đe hạt nhân trên biển.

"Tại một thời điểm nhất định, những con tàu đó cần ẩn mình trong nhiều tuần ở độ sâu an toàn" – ông Holmes nói – "siêu tàu sân bay Liên Xô có thể hỗ trợ các thành phần tác chiến đối không và đối hải trong vành đai phòng thủ, xua đuổi các lực lượng Hải quân Mỹ khỏi vùng biển Á-Âu (Eurasia)".

Bên cạnh đó, danh dự và niềm tự hào quốc gia cũng là yếu tố thúc đẩy Liên Xô chế tạo tàu sân bay Ulyanovsk.

"\'Bắt kịp đối thủ’ cũng là một lý do dẫn tới chương trình phát triển tàu sân bay nàyNếu Mỹ là siêu cường thế giới và Liên Xô muốn bắt kịp vị thế ấy thì giới lãnh đạo của họ hẳn nhiên muốn có được những phương tiện tương tự để chứng minh họ đang dần bắt kịp (Mỹ).

Nghe có vẻ trẻ con nhưng đó là động lực cơ bản của con người trong trường hợp này" – ông Holmes cho hay.

"Vai trò và sứ mệnh mà những chiếc tàu sân bay sẽ đảm nhiệm không phải là yếu tố quyết định tất cả", ông Holmes nói, "nó còn phải bao gồm danh dự và vận mệnh của quốc gia".

Tuy nhiên, tới giữa những năm 1990, khung cảnh hoàn toàn trái ngược với kỳ vọng: Những chiếc tàu hải quân của Nga nằm gỉ sét tại cảng neo đậu, thủy thủ thì không được trả lương.

Trong bối cảnh này, "nếu đã không đủ khả năng duy trì hoạt động của một hạm đội có sẵn thì anh lấy đâu ra tiền để hoàn thiện siêu tàu sân bay, khi con tàu này thậm chí còn đòi hỏi nhiều nhân lực hơn những gì anh có thể đáp ứng?" – ông Holmes nói.

Quân đội Nga: Có thực sự đang trỗi dậy một lần nữa?

Bất chấp những khó khăn trong quá khứ, nước Nga ngày nay tỏ ra sẵn sàng khôi phục giấc mơ siêu tàu sân bay.

"Hải quân Nga sẽ có một tàu sân bay mới. Công tác nghiên cứu đang được tiến hành" – Tư lệnh Hải quân Nga Viktor Chirkov cho biết trong một tuyên bố năm 2015.

Siêu tàu sân bay 85.000 tấn – Mảng ký ức đen tối mà Nga muốn lãng quên - Ảnh 3.

Mô hình tàu sân bay lớp Shtorm của Nga.


Vào thời điểm đó, theo một số cơ quan truyền thông Nga, các đơn vị thiết kế đang trong giai đoạn đầu chế tác một mẫu tàu sân bay có kích cỡ lớn hơn một chút so với lớp Nimitz của Mỹ, có khả năng mang theo 100 máy bay.

Tuy nhiên, các vấn đề về kinh tế (bao gồm cả tình trang suy thoái đang diễn ra), cũng như chi phí duy trì và hiện đại hóa hạm đội tàu đã già nua thời Liên Xô khiến nhiều phía tỏ ra nghi ngờ việc Nga có thể hoàn thiện một con tàu mới đắt đỏ như vậy.

Ông Holmes ước tính, chiếc tàu sân bay mới của Nga sẽ tiêu tốn tới 8,5 tỷ USD và mất 7 năm để hoàn thiện.

Song, vị giáo sư cũng nhận định rằng, Nga có phần "nghiêm túc" với kế hoạch lần này bởi các nước lớn đều có tàu sân bay, Nga coi họ là một nước lớn, vì thế, tàu sân bay sẽ trở thành biểu tượng của sự phục hưng. Nói cách khác, chiếc tàu mới sẽ là một lý do nữa để Nga quên đi những ngày tháng đen tối khi Liên Xô tan rã.

Liệu kế hoạch đầy tham vọng về siêu tàu sân bay có bị bỏ dở giữa chừng nữa hay không? Chỉ có thời gian mới có thể đưa ra câu trả lời chính xác. Nhưng theo thông tin hồi tháng 8 năm nay, khung chính sách Hải quân Nga đến năm 2030 cho thấy nước này chủ yếu tập trung vào tên lửa hành trình chính xác tầm xa, vũ khí siêu thanh, robot..., trong khi không nhắc mấy đến kế hoạch xây dựng tàu sân bay mới.

theo Thời đại


Tags: Ulyanovsk, không, trong, những, chiến, chiếc, nhưng, lượng, nhiên, thiết, Holmes, thành, nhiều, thiện, nhiệm, khiến, hoạch, chính, Trong, boong



TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022