Vietnews.ru
Tham khảo

Trung, Nga tăng tốc hiện đại hoá quân sự

30/05/2011 (Đọc 8 phút)

Xem thêm:

Cả Trung Quốc và Nga đều đang thay đổi các chính sách của họ và đầu tư nhiều hơn nguồn lực tài chính vào việc hiện đại hoá quân sự.

Kremlin gần đây tiết lộ rằng, Moscow đã cam kết dành 640 tỉ USD trong nỗ lực đưa 80% các cơ sở quân sự của Nga lên chuẩn hiện đại vào năm 2020.

Bởi thế, Vladimir Popovkin, Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách mua sắm vũ khí, gần đây đề cập với báo chí rằng, bộ quốc phòng nước này dự kiến mua khoảng 600 máy bay và 1.000 trực thăng. Ông còn nói thêm là bộ này dự kiến sẽ tài trợ để phát triển loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mới dùng nhiên liệu lỏng để thay thế loại RS-18 Stilleto và RS-20 Satan đã cũ". Những tên lửa này có thể mang 10 đầu đạn trong khi mỗi tên lửa nhiên liệu rắn mang tối đa ba đầu đạn. Nhiều tin tức được tiết lộ còn cho thấy, chính phủ Nga dự kiến co các công ty quốc phòng vay khoảng 24 tỉ USD để chuẩn bị cho những hợp đồng lớn hơn sau năm 2015.

Các xu thế hiện nay trong các chính sách an ninh và quốc phòng tại Nga được dẫn dắt bởi chính những phát triển trong nước. Nó dựa trên một quỹ đạo tăng trưởng kinh tế mạnh và ổn định cùng với sự kiểm soát cơ cấu khá chặt chẽ.

Lãnh đạo Nga tin rằng, lực lượng quân sự là nhân tố thiết yếu cho ý tưởng khôi phục vị thế của Nga như một siêu cường toàn cầu. Vì thế, chính phủ Nga cảm thấy rằng cần thiết phải chứng tỏ rằng, giai đoạn "suy giảm và suy thoái của lực lượng vũ trang đã qua". Xu thế này là cho phép các quyết định đầu tư liên quan tới sản xuất, vận chuyển và xuất khẩu tất cả tài nguyên năng lượng không còn chỉ là vấn đề kinh doanh, mà là yếu tố cần thiết của kiểm soát nhà nước. Nó có nghĩa là các công ty Mỹ và nước ngoài khác không thể được phép thực hiện những dự án lớn và chỉ có thể liên quan như những đối tác nhỏ hoặc cổ đông.

Quỹ đạo chính trị của Nga dường như tạo ra sự căng thẳng hơn với phương Tây, thậm chí dẫn tới những cuộc chiến năng lượng mới khó tránh khỏi dựa trên sự kiểm soát các quyết định kinh doanh lớn của Kremlin và mong muốn của chính phủ Nga trong việc cho phép lợi ích khí tự nhiên vượt trội dầu mỏ và những lĩnh vực năng lượng khác. Trên thực tế, đã có nhiều suy đoán rằng, Putin và Medvedev có thể tận dụng lợi thế cung cấp dầu và khí nhằm xây dựng quan hệ cá nhân gần gũi với hai đồng minh chính của Mỹ gồm Angela Merkel của Đức và Nicolas Sarkozy của Pháp.

Lần đầu tiên, Trung Quốc có những lợi ích toàn cầu cùng với lợi ích chính trị toàn cầu và chương trình nghị sự an ninh quốc gia tương tự như Liên bang Nga. Các chính sách tư tưởng từng được tán thành thời cũ nay thay thế bằng việc cả kinh tế và an ninh định hướng các chính sách. Việc xem xét mục tiêu thực tế của cung cấp năng lượng, thương mại quốc tế, đầu tư, chuyển giao công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng và cầu cảng là một phần không thể thiếu trong các mục tiêu ngoại giao nước ngoài của Trung Quốc. Trong khi những cân nhắc chính trị đều quan trọng với chính phủ Nga và Trung Quốc, thì Bắc Kinh đã cho phép ngoại giao mở rộng sang một chương trình nghị sự kinh tế như là cách thức để xây dựng các quan hệ cá nhân gần gũi và liên minh trong cộng đồng toàn cầu.

Trung Quốc đã tham gia các hội nghị khoa học và cong nghệ, các chuyến viếng thăm/trao đổi quân sự,các chương trình hoạt động gìn giữ hoà bình và các hoạt động chính trị song phương, đa phương. Trung Quốc đang tiến vào một mạng lưới hoạt động quốc tế chưa từng có trong lịch sử và giống như các nỗ lực của Mỹ trong ngoại giao toàn cầu thời hậu Thế chiến II.

Ở đây, có ít nhất ba tác động của ngoại giao quân sự Trung Quốc đối với Mỹ. Thứ nhất, nhiều người cho rằng khi Trung Quốc trở thành một siêu cường ngày càng mạnh mẽ, việc thúc đẩy kinh tế sẽ đụng độ với những lo ngại quốc phòng liên quan, và có những ảnh hưởng rủi ro tới các lợi ích Mỹ. Do đó, cuộc tranh luận xung quanh việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của EU mới chỉ là bước khởi đầu cho các cuộc bàn cãi kiểu này.

Thứ hai, giống như Nga, các tiếp cận của Trung Quốc với ngoại giao quân sự chủ yếu gắn liền vào chương trình nghị sự chính trị. Khi đánh giá ngoại giao quân sự Trung Quốc, các nhà phân tích phải nhìn vào chương trình nghị sự chính trị của Bắc Kinh, trong đó tập trung vào phát triển thương mại và kinh tế với phương Tây. Trong khi chương trình này đã thiết lập những mối quan hệ toàn cầu mạnh mẽ giữa Trung Quốc với phương Tây, thì khả năng những ý tưởng và công nghệ mới có thể tạo ra mức độ hiểu lầm và nghi ngờ ngày càng lớn với cả hai bên.Tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc.


Thứ ba, quân đội Trung Quốc đã tiến hành một chương trình ngoại giao quân sự toàn diện. Vì thế, có lý do để tin rằng, các hành động quân sự nước này thông qua việc hỗ trợ phát triển kinh tế, sẽ ngày càng trở nên nhiều hơn khi Trung Quốc đi theo con đường hiện đại hoá quân sự. Do vậy, Mỹ và Nga có thể tham gia nhiều hơn với Trung Quốc trong trao đổi chuyên gia quân sự, hợp tác diễn tập chung tốt hơn là trở nên đối đầu.

Nhu cầu về năng lượng và các tài nguyên khác của Nga đã ngày càng kích thích nền kinh tế nước này phát triển. Nga tin tưởng các nước thành viên NATO sẽ không tham gia gián tiếp hoặc trực tiếp vào bất kỳ một kế hoạch quân sự hoặc tuyên bố chính trị nào có thể phương hại tới lợi ích của Nga. Vì thế, họ tìm cách tránh đối đầu trực tiếp với NATO và tăng cường phạm vi ảnh hưởng ở Iran, vùng Caucasus cũng như khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việc gia tăng chi tiêu quân sự của Nga và nỗ lực hiện đại hoá khiến họ trở nên tích cực hơn trong việc xây dựng các mối quan hệ phức tạp với tất cả những "diễn viên" hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương để có thể kiềm chế Mỹ.

Xem xét vai trò và vị trí của Nga ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, người ta không thể không chú ý nhiều vào sự tham gia của Nga trong APEC với nỗ lực thiết lập ưu thế quân sự và kinh tế của mình trong khu vực. Kể từ khi APEC là một diễn đàn quan trọng nơi có các cuộc gặp với sự tham gia của những đại diện cấp cao nhất của Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ... nhiều người đã suy đoán về khả năng các mục tiêu kinh tế và quân sự của Nga sẽ hợp nhất khi nước này mong muốn mở rộng phạm vi ảnh hưởng và có lẽ là để làm xói mòn những lợi ích chiến lược Mỹ ở vành đai Thái Bình Dương.

Cả Trung Quốc và Nga đều đang thay đổi các chính sách của họ và đầu tư nhiều hơn nguồn lực tài chính vào việc hiện đại hoá quân sự trong nỗ lực bổ sung cho các mục tiêu kinh tế và mở rộng phạm vi ảnh hưởng trong cộng đồng toàn cầu. Cả hai quốc gia đều hướng tới mở rộng hợp tác chính trị, chính trị quân sự và kinh tế hướng tới Mỹ cũng như phát triển hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược ổn định.

Theo www.tuanvietnam.net


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022