Trung Quốc "bẻ khóa" thành công tiêm kích Su-30?
Không quân và Không quân Hải quân Trung Quốc hiện đang vận hành 76 tiêm kích đa năng Su-30MKK cùng với 24 chiếc Su-30MK2 cải tiến, chưa kể còn hàng trăm chiến đấu cơ Su-27SK cùng với J-11A khác (phiên bản Su-27SK Trung Quốc lắp ráp theo giấy phép).
Khi bán vũ khí ra nước ngoài, Nga đều quy định rất rõ về các loại vũ khí mà chúng mang được gồm những chủng loại nào, phân bổ ra sao trên các giá treo, họ tiến hành cài đặt phần mềm dẫn bắn trong hệ thống điều khiển hỏa lực của máy bay để đảm bảo khách hàng mua vũ khí phải tuân thủ các quy tắc trên.
Sở dĩ Nga làm điều này vì muốn giữ thị phần cho vũ khí của họ, cụ thể là đối tác sẽ khó mà tích hợp các loại bom, tên lửa không phải do Moskva sản xuất lên chiến đấu cơ dòng MiG hay Su, đồng nghĩa với việc sẽ tiếp tục phải mua sản phẩm quốc phòng của Nga.
Tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Hải quân Trung Quốc
Tuy nhiên đối với một quốc gia nổi tiếng với khả năng sao chép và thiết kế ngược như Trung Quốc thì dĩ nhiên họ không tuân thủ các quy tắc trên, bởi vì họ muốn tích hợp vũ khí do mình sản xuất lên máy bay Nga.
Nếu tiêm kích Nga thuộc dòng tiêm kích Su-30 hay Su-35 mang được bom và tên lửa do Trung Quốc sản xuất thì sẽ giúp Bắc Kinh tiết kiệm một nguồn ngoại tệ rất lớn, tránh phụ thuộc vào Nga, đồng thời còn tăng cường năng lực chiến đấu cho tiêm kích vì giữ được bí mật tính năng kỹ chiến thuật của vũ khí do mình lắp lên.
Muốn thực hiện điều này, Trung Quốc sẽ phải can thiệp rất sâu vào mã nguồn điều khiển của chiến đấu cơ, thậm chí thay đổi lại một số thành phần linh kiện điện tử, đây là điều được đánh giá vô cùng khó khăn, thậm chí bất khả thi.
Tiêm kích Su-30MK2 của Trung Quốc mang tên lửa không đối không PL-12 và PL-8B
Nhưng khó không có nghĩa là phải bó tay, nhất là khi người Trung Quốc đã chứng tỏ năng lực rất cao của mình trong lĩnh vực điện tử hàng không cũng như "ăn cắp thiết kế" của nước ngoài.
Mới đây báo chí Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh một chiếc Su-30MK2 Trung Quốc đeo tên lửa không đối không tầm xa PL-12 và tên lửa tầm ngắn PL-8B thực hiện một chuyến bay huấn luyện tác chiến, cho thấy công đoạn "bẻ khóa" đã hoàn thành.
Đây là một diễn biến cực kỳ nguy hiểm vì chắc chắn Không quân Trung Quốc sẽ thực hiện điều tương tự với những chiếc Su-35SK mới tiếp nhận.
Theo Tùng Dương/Báo Đất Việt
TIN LIÊN QUAN
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022