Trung Quốc hưởng lợi khi phương Tây trừng phạt Nga
Tỷ phú Trung Quốc Wang Jing (người từng đề xuất xây kênh đào dọc Nicaragua) đang muốn đầu tư 10 tỷ USD xây dựng cảng nước sâu, sân bay, nhà máy đóng tàu… ở Crimea. Ảnh: Bloomberg
Các công ty Trung Quốc cũng sẽ là những nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên rót tiền vào Crimea sau khi bán đảo này tái nhập Liên bang Nga.
Nhiều chuyên gia ngân hàng nhận xét, những biện pháp trừng phạt đối với Nga liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine tạo ra tình thế tương tự ở Iran, nơi các ngân hàng và công ty phương Tây bị cấm làm ăn, giao dịch với mọi đối tác liên quan quốc gia Nam Á này.
“Chúng tôi không có vấn đề gì với Nga. Nếu các ngân hàng Mỹ không thể tiếp nhận bất kỳ khách hàng nào liên quan Nga, chúng tôi chắc chắn sẽ chào đón họ làm ăn với chúng tôi”, lãnh đạo cấp cao của chi nhánh một ngân hàng Trung Quốc nói với báo South China Morning Post của Hong Kong.
Mỹ gần đây phong tỏa tài sản và áp lệnh cấm visa đối với bảy người Nga rất quyền lực và thân cận với Tổng thống Vladimir Putin, đồng thời trừng phạt 17 công ty Nga để đáp trả các hành động của Moscow ở Ukraine. Một số nguồn tin trong ngành công nghiệp tài chính nói rằng, nhiều ngân hàng như Goldman Sachs, JP Morgan, Barclays… đã thắt chặt chính sách đối với các thỏa thuận liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới chính phủ và doanh nghiệp Nga.
Một chuyên gia giấu tên của ngân hàng đầu tư lớn của Mỹ nói với South China Morning Post rằng, các cán bộ kiểm soát nội bộ trong ngân hàng này gần đây từ chối một thỏa thuận tài chính với khách hàng Trung Quốc, một phần vì công ty này từng xuất khẩu sang Nga. “Chúng tôi từng gặp vấn đề với các khách hàng từng có quan hệ với Iran, và bây giờ chúng tôi không thể đụng chạm bất kỳ thứ gì có quan hệ với Nga”, chuyên gia này nói.
Privatbank, ngân hàng lớn nhất Ukraine, vừa thông báo tạm đóng cửa các chi nhánh ở khu vực Donetsk và Luhansk, ngừng giao dịch bằng tiền mặt tại những khu vực bị lực lượng ly khai chiếm giữ, Reuters đưa tin hôm qua.
Một công ty xây dựng và một quỹ đầu tư tư nhân của Trung Quốc có thể sẽ tham gia xây dựng hành lang giao thông tới Crimea thông qua eo biển Kerch.
Dự án sẽ tốn chi phí 1,2-3 tỷ USD, với một số hạng mục sẽ được đầu tư bằng đồng nhân dân tệ, nhật báo Nga Kommersant đưa tin. Báo chí Nga bình luận, đây là bước đi chính trị nhằm thể hiện sự tăng cường quan hệ giữa Moscow và Bắc Kinh trong bối cảnh quan hệ giữa Nga với châu Âu và Mỹ xấu đi.
Bộ Giao thông Nga sắp hoàn tất biên bản ghi nhớ với các công ty Trung Quốc về việc xây dựng hành lang giao thông bắc qua eo biển Kerch để kết nối vùng lãnh thổ Krasnodar của Nga với Crimea. Đây có thể sẽ là cây cầu kết hợp đường sắt và đường ôtô hoặc một cây cầu kèm đường hầm.
Bản ghi nhớ có thể sẽ được ký nhân chuyến thăm của Tổng thống Putin tới Trung Quốc trong nửa cuối tháng này. Công ty quỹ quốc tế Trung Quốc dự kiến rót vốn cho dự án và Tổng công ty xây dựng đường sắt Trung Quốc sẽ xây dựng. Nhiều chuyên gia cho rằng, sẽ rất khó cho các công ty Nga tham gia các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở Crimea, sau khi doanh nghiệp Trung Quốc đã vào thị trường này.
Những năm gần đây, quan hệ kinh tế giữa Nga và Trung Quốc ngày càng khăng khít. Giá trị thương mại song phương đạt mức 89,2 tỷ USD trong năm 2013.
Năm ngoái, Nga ký thỏa thuận với Ngân hàng phát triển Trung Quốc để rót tiền cho các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn ở vùng Viễn Đông và Nam Siberia, với giá trị ít nhất 5 tỷ USD.
Tập đoàn Gazprom (được chính phủ Nga hậu thuẫn) kỳ vọng sẽ bán 38 tỷ mét khối khí mỗi năm cho Trung Quốc, bắt đầu từ năm 2018.
Theo Tiền Phong
TIN LIÊN QUAN
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022