Vietnews.ru
Tham khảo

U-crai-na trước ngã ba đường

13/10/2013 (Đọc 5 phút)

Xem thêm:

Quan hệ giữa Nga và U-crai-na đang có chiều hướng căng thẳng khi Ki-ép thúc đẩy tiến trình liên kết với Liên hiệp châu Âu (EU) và hy vọng sẽ ký được Hiệp định liên kết với EU vào tháng 11 tới. Các chuyên gia lo ngại, nếu Ki-ép không cân bằng được quan hệ với Mát-xcơ-va và EU, quan hệ hai nước sẽ khó "hạ nhiệt" trong thời gian tới.

Những năm trở lại đây, Nga liên tục kêu gọi U-crai-na tham gia Liên minh thuế quan (TS) gồm ba nước Nga, Bê-la-rút và Ca-dắc-xtan. Một trong những chính sách đối ngoại then chốt trong nhiệm kỳ thứ ba của Tổng thống Nga V.Pu-tin là tăng cường hợp tác với các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), thúc đẩy liên kết Á - Âu trong khuôn khổ TS và Không gian kinh tế thống nhất, với mục tiêu xây dựng Liên minh kinh tế Á - Âu vào năm 2015. Trong đó, sự tham gia của U-crai-na là một trong những yếu tố bảo đảm thành công của kế hoạch, vì dân số đông và tốc độ phát triển công nghiệp của nước này. Trong chuyến thăm U-crai-na tháng 7 vừa qua, Tổng thống Pu-tin nhấn mạnh, Ki-ép nên cân nhắc những lợi ích của việc gia nhập TS so với kế hoạch tăng cường quan hệ với EU. Sự góp mặt của U-crai-na ngoài việc góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình liên kết trong không gian hậu Xô-viết, cũng mang lại không ít lợi ích cho Ki-ép. Kinh tế U-crai-na phát triển chủ yếu dựa vào xuất khẩu. Các nước cộng hòa thuộc Liên Xô (trước đây) là điểm đến của hơn 60% lượng hàng hóa xuất khẩu của nước này, trong đó Nga, Bê-la-rút và Ca-dắc-xtan là những thị trường quan trọng nhất.

U-crai-na trước ngã ba đường
Nhân viên hải quan Nga kiểm tra hàng hóa xuất khẩu từ U-crai-na. Ảnh AFP

Tuy nhiên, Ki-ép đang hy vọng vào một tương lai sáng sủa hơn nếu ký Hiệp định liên kết với EU. Chính phủ U-crai-na mới đây đã thông qua dự thảo và khẳng định sẽ thực hiện tất cả các yêu cầu để có thể ký hiệp định trên tại Hội nghị cấp cao Ðối tác phương Ðông, dự kiến diễn ra tháng 11 tới. U-crai-na vừa mong muốn duy trì quan hệ hợp tác với thị trường truyền thống là các nước SNG, vừa muốn vươn ra thị trường ngoài khối. Nhưng các nhà phân tích cho rằng, việc liên kết với EU chưa chắc là liều thuốc giúp vực dậy nền kinh tế U-crai-na. Hơn nữa, EU chưa khẳng định chắc chắn sẽ ký Hiệp định liên kết với U-crai-na và nhiều nước trong liên minh này vẫn bày tỏ quan ngại về nhịp độ cải cách kinh tế, pháp luật của Ki-ép. Mặt khác, cái bắt tay giữa U-crai-na và EU sẽ khiến TS phải bảo vệ thị trường của mình khỏi dòng chảy hàng hóa từ châu Âu. Vì vậy, U-crai-na vẫn đang tìm cách thỏa hiệp với Nga và liên tục khẳng định mong muốn tăng cường hợp tác với Nga, cũng như TS.

Gần đây, Nga đã siết chặt thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu từ U-crai-na tại biên giới với Nga, áp dụng biện pháp kiểm tra 100% số hàng hóa đến từ U-crai-na. Các quan chức U-crai-na cho biết, các biện pháp trên gây thiệt hại khoảng 2,5 tỷ USD cho các nhà xuất khẩu nước này trong năm nay. Tổng thống Nga V.Pu-tin cảnh báo sẽ thực hiện các biện pháp bảo hộ nền công nghiệp trong nước nếu chính quyền Ki-ép ký thỏa thuận liên kết thương mại với EU. Mát-xcơ-va tuyên bố, động thái trên không nhằm gây áp lực với chính quyền Ki-ép và khẳng định, Nga sẽ tôn trọng sự lựa chọn của người dân và Chính phủ U-crai-na. Tuy nhiên, theo Mát-xcơ-va, nếu ký Hiệp định liên kết với EU, thuế thương mại song phương giữa U-crai-na và khối này sẽ giảm cho khoảng 90% số hàng hóa, tạo cơ hội để các mặt hàng miễn thuế của EU tràn vào U-crai-na, từ đó tiếp tục được xuất sang Nga. Ngành công nghiệp của Nga sẽ có thêm một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ và gần như được miễn thuế.

Dù hiện nay Nga và U-crai-na khẳng định, chiến tranh thương mại giữa hai nước sẽ không xảy ra, nhưng thái độ kiên quyết theo đuổi chính sách hội nhập châu Âu của Ki-ép đang gây lo ngại về những căng thẳng sắp tới trong quan hệ giữa Nga và U-crai-na. Trong khi đó, Nga có thể phải đối mặt trường hợp tương tự U-crai-na khi vừa qua, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô (trước đây) khác là Môn-đô-va cũng khẳng định cam kết xích lại gần EU, bất chấp khả năng hướng đi này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực giải quyết xung đột liên quan khu vực ly khai Pri-đne-xtơ-rô-vi-e.

Theo Nhân Dân


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022