Ukraine hình thành từ Nga và lụi tàn bởi...
Mới đây, một kênh truyền hình Liên bang Nga đã giới thiệu bộ phim tài liệu của đạo diễn Andrei Medvedev mang tên "Đề án Ukraine". Trong bộ phim, lần đầu tiên người xem đã được tiếp cận những phân tích chi tiết và khách quan về nguyên nhân thảm kịch đang diễn ra ở Ukraine.
Các chuyên gia thừa nhận nước Nga (thời Sa Hoàng) có một phần trách nhiệm và thẳng thắn chia sẻ ý kiến về điều này với các phương tiện truyền thông. Chuyên gia Andrey Ivanov Viện Nghiên cứu Quốc tế trường MGIMO, Bộ Ngoại giao Nga, đã theo dõi bộ phim và cho biết những suy nghĩ của ông:
“Có lẽ hầu hết những ai sống bên ngoài CIS (Cộng đồng các quốc gia độc lập) đều nhìn nhận sự kiện ở Ukraine theo lăng kính của bộ máy tuyên truyền phương Tây và Ukraine rằng, đó là một cuộc xung đột giữa những người Ukraine yêu chuộng tự do, khao khát dân chủ và thống nhất vào Liên minh châu Âu với những người Nga mơ tưởng sự phục sinh của nhà nước Liên Xô.
Huyền thoại về cuộc xung đột giữa người Nga và người Ukraine được các phương tiện truyền thông và tầng lớp trên của Ukraine ra sức thổi phồng, bản thân họ đã chấm dứt dùng tiếng Nga và ngày càng chịu khó phát ngôn trước công chúng bằng tiếng Ukraine.
Đối với nhiều người điều này không hề dễ, bởi Nga ngữ vốn là tiếng mẹ đẻ của phần đông nhân dân UKraine. Nga ngữ cũng là phương tiện giao tiếp chính trong quân đội nước này, giữa những người lính đang chĩa họng súng vào người nói tiếng Nga ở Donetsk và Lugansk.
Bộ phim tài liệu "Đề án Ukraine" của đạo diễn Andrei Medvedev là một nỗ lực trình bày, phân tích vì sao những con người nói chung một thứ tiếng và sống chung một văn hoá lại nhằm bắn vào nhau.
Từ “Ukraine” (Ukraina) được hiểu là "vùng giáp biên của Đế chế Nga"
Trước thế kỷ XX, trên thế giới chưa từng có khái niệm về một quốc gia mang tên Ukraine. Từ “Ukraine” (Ukraina) được hiểu là "vùng giáp biên của Đế chế Nga", nơi có số lượng đông đảo người Nga sinh sống.
Nhưng rồi chính các học giả và nhà báo Nga thế kỷ XIX, với nỗ lực làm suy yếu thế lực của đế chế Sa Hoàng, dựa vào một trong các phương ngữ ở miền Nam Nga tạo ra “ngôn ngữ Ukraine”, dựng lên huyền thoại về tộc Rus-Ukraine cổ đại tách biệt các tộc người Slav khác.
Cũng chính từ một số học giả này phát ra câu nói "Ukraine của người Ukraine", trở thành khẩu hiệu của người nazi Ukraine ngày nay.
Giới quan chức thời Nga hoàng đã không nhận ra mối nguy hiểm từ trò đùa của đám trí thức. Để rồi trong Thế chiến I, người Áo và người Đức đã lập tức khai thác các phần tử nazi Ukraine chống lại Đế chế Nga.
Sau này trong Thế chiến II, lực lượng nazi Ukraine dưới sự lãnh đạo của Stepan Bandera lại hăng hái hợp tác với Đức quốc xã. Đám phát xít này khét tiếng với hoạt động tàn sát cả du kích lẫn thường dân, giết hại hàng chục ngàn người Do Thái, người Nga, Ba Lan và Ukraine, nếu họ coi Nga là dân tộc anh em.
Ngày 01 tháng 9 năm 1939, Đức mở màn chiến dịch quân sự chống Ba Lan, và hành động đó cũng là phát súng lệnh bắt đầu cuộc Thế chiến II. Ngày 17 tháng 9 năm 1939 quân đội Xô-viết tiến vào lãnh thổ miền Tây Ukraine và Belarus, mà Ba Lan từng nhận theo kết quả cuộc chiến Ba Lan-Liên Xô 1919-1921.
Quân đội Liên Xô đã giải phóng nhân dân châu Âu khỏi ách phát xít Đức
Chính quyền Xô-viết thông báo rằng trong tình huống Ba Lan thất thủ, Liên Xô nhận lấy trách nhiệm bảo vệ cuộc sống và tài sản của nhân dân miền Tây Ukraine và Tây Belarus.
Trong thỏa thuận với Liên Xô năm 1945, Chính phủ Ba Lan thời hậu chiến đã khẳng định phê chuẩn những đường biên giới quốc gia được phân định sau khi kết thúc chiến tranh. Bởi vậy, việc nói rằng Liên Xô xâm lược Ukraine là hoàn toàn bịa đặt và xuyên tạc lịch sử.
Trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, sở dĩ Hồng quân Liên Xô đã đánh bại được phát xít Đức và bè lũ tay sai của Bandera, một phần lớn là nhờ sự kề vai sát cánh của người Nga và Ukraine, cùng những người Do Thái, Tactar, Ba Lan và hàng chục dân tộc khác, đứng lên chống bọn tay sai của phát xít Đức.
Nhưng vài thập kỷ trôi qua, sau khi Liên Xô sụp đổ những người lên nắm quyền ở Kiev đã chấp nhận tôn vinh Stepan Bandera - kẻ sát nhân và tay sai Đức quốc xã, chống lại nhân dân Xô viết anh em là người “anh hùng đấu tranh vì độc lập Ukraine”.
Bằng phương tiện truyền thông, người ta thuyết phục những ai coi Nga ngữ là tiếng mẹ đẻ rằng, Ukraine không phải là Nga, người Ukraine và người Nga là hai dân tộc riêng biệt. Vang lên những tiếng thét đòi treo cổ và đâm chết "bọn Moskal" (tức người Nga), giành lại "những mảnh đất Ukraine lâu đời" dường như kéo dài tới tận dãy núi Ural.
Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk còn thản nhiên xuyên tạc lịch sử, coi rẻ xương máu của những chiến sĩ của các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết - trong đó có những người con Ukraine - đã hy sinh để bảo vệ Liên Xô, đánh bại quân Đức, bảo vệ thế giới khỏi hiểm họa Phát-xít, bằng những tuyên bố mang tính xét lại lịch sử.
Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk bị phản đối kịch liệt bởi những tuyên bố xét lại công lao của Liên Xô trong thế chiến thứ 2
Được biết, trong khuôn khổ chuyến thăm Cộng hòa Liên bang Đức ngày 8-1-2015, Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk cho rằng Nga "đang tìm cách viết lại" lịch sử Chiến tranh Thế giới thứ 2” và chính Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tìm cách làm điều này.
Phát biểu tại Berlin, ông Yatsenyuk nói: "Cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine là hành động tấn công vào trật tự thế giới và trật tự châu Âu. Tất cả chúng ta vẫn còn nhớ ‘cuộc xâm lược’ của Liên Xô tại Đức và Ukraine và phải không để cho điều này xảy ra, không ai có quyền viết lại kết quả Chiến tranh Thế giới thứ 2.
75 năm trước, lãnh thổ miền Tây Ukraine và Belarus là miền đất mơ ước của Đức quốc xã, một tham vọng đem lại đau thương cho nhiều dân tộc, trong đó có chính người Đức.
Sau cuộc chiến thất bại, người Đức đã ăn năn và tự hứa không để chủ nghĩa phát xít có cơ hội sống lại. Vậy mà lúc này, nhà cầm quyền Đức đang thản nhiên với sự khôi phục của chủ nghĩa phát xít ở Ukraine.
Phớt lờ sự chỉ trích của phe đối lập, chính phủ Thủ tướng Merkel đang ủng hộ Tổng thống Ukraine Poroshenko trong cuộc xung đột vũ trang với người dân Donetsk và Lugansk, bắt họ phải chịu khuất phục trước lực lượng nazi mới.
Được Đức, Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ ủng hộ, ông Poroshenko cùng những người xung quanh mình đã từ chối giải pháp đàm phán với người dân đông nam Ukraine. Lợi dụng thỏa thuận ngừng bắn đạt được hồi tháng 9 sau thất bại thảm hại của quân chính phủ trước lực lượng dân quân Donbass, Kiev ra sức phục hồi quân đội và tái trang bị.
Quân đội Ukraine tiếp tục dốc toàn lực cho chiến tranh với Donbass
Lúc này, hàng trăm xe tăng, xe bọc thép và pháo binh đã được kéo sát tới rìa ranh giới Donbass. Rồi nhân cái chết bi thảm của những hành khách trên xe buýt đi từ Donetsk về phía tây, ông Poroshenko đã đổ lỗi một cách vô căn cứ cho dân quân Donbass, đòi Liên minh châu Âu thừa nhận hai nước cộng hòa tự xưng là những tổ chức khủng bố.
Trước kia, có chính khách Kiev nào lên tiếng về cái chết của hàng chục người trên các xe buýt và xe con ở vùng thuộc lực lượng ly khai kiểm soát, bị trúng đạn pháo, tên lửa quân đội Ukraine? Dường như, Kiev đang chuẩn bị cái cớ để biện minh cho việc nối lại hoạt động chiến sự quy mô lớn ở Donbass.
Lý do lần này sẽ là những nạn nhân xấu số của chiếc xe buýt. Cũng như trước đó, tai nạn bí ẩn của máy bay Boeing 777, thuộc chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines được khai thác tối đa nhằm leo thang chiến sự và lôi kéo các nước trừng phạt kinh tế Nga.
Những khẩu hiệu kích động chiến tranh như: “Ukraine - không phải là Nga”, “người Ukraine không người Nga”, “Nga đang xâm lược Ukraine” đang đẩy đất nước này vào vực thẳm nội chiến, gây mất ổn định lâu dài trên biên giới nước Nga và sẽ lan rộng ra toàn cõi châu Âu.
“Những người không trân trọng lịch sử và gìn giữ quá khứ sẽ có thể rơi vào tình thế rất nguy hiểm là phải mặt đối mặt với chủ nghĩa phát-xít mới” - nữ Phó thủ tướng Nga Golodets đã từng nhận định rằng, cả Kiev và châu Âu sẽ phải lãnh hậu quả từ chính những việc mình làm.
Theo http://baodatviet.vn
TIN LIÊN QUAN
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022