Vì sao Tổng thống Nga Putin không tới Mỹ dự G8?
Hôm 9/5 vừa qua, Nhà Trắng tuyên bố Tân thủ tướng Dimitry Medvedev sẽ đại diện cho Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh các nước công nghiệp G8 tại Trại David từ ngày 18-19/5. Cuộc gặp đầu tiên của ông Obama với ông Putin trên cương vị là tổng thống Nga dự kiến sẽ diễn ra ở một hội nghị thượng đỉnh toàn cầu khác tại Mexico vào ngày 18-19/6.
Một số chuyên gia cho rằng Putin muốn tránh chỉ trích của phương Tây vì các cuộc trấn áp người biểu tình phản đối cuộc trở lại điện Kremlin của ông, vốn đã bắt đầu từ cuộc bầu cử quốc hội Nga vào năm ngoái.
Tuy nhiên, ông Putin vốn là người không sợ các câu hỏi liên quan đến chính trị và sẵn sàng tranh luận trực tiếp với những người chỉ trích ông trong và ngoài nước.
“Tôi không cho rằng Putin sợ bất kỳ điều gì liên quan đến chính trị”, Arkady Dvorkovich, một cố vấn kinh tế của tổng thống, người tháp tùng ông Medvedev tham dự G8 vào tuần tới cho biết trên đài phát thanh Ekho Moskvy. “Điều này thật buồn cười. Đây chỉ là những đồn đoán vu vơ, không liên quan gì với thực tế”.
Một số khác lại cho rằng chính căng thẳng trong quan hệ giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Putin đã khiến ông Putin chọn “ngồi nhà”, và cử ông Medvedev tới Mỹ.
Trong những tháng trước cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 3, ông Putin đã không ít lần chỉ trích Mỹ trong chiến dịch tranh cử của mình. Nhưng giờ đây, khi đã trở lại điện Kremlin, ông được kỳ vọng sẽ có cách tiếp cận thực dụng hơn trước mối quan hệ với phương Tây, đặc biệt là vào thời điểm Nga cần thu hút đầu tư nước ngoài.
Ông Medvedev, người trẻ tuổi hơn và có vẻ như nghiêng về phương Tây nhiều hơn, đã là đối tác của ông Obama trong nỗ lực tái khởi động mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Trong khi đó, ông Putin tỏ ra dè dặt hơn trước những ý định của Mỹ.
Tuy nhiên, bà Olga Kryshtanovskaya, nhà xã hội học có tiếng, chuyên nghiên cứu tầng lớp chính trị và doanh nhân hàng đầu của Nga đánh giá ông Putin không sợ bị chỉ trích, nhưng cũng không muốn đẩy Nga xa rời G8.
“Với Nga, vẫn là một vinh dự khi là một phần của câu lạc bộ nhỏ các nước có thế lực nhất này. Và tôi không nghĩ rằng ông ấy quyết định tránh chạm mặt họ chỉ vì những nguyên nhân ngoại giao”, bà khẳng định.
TIN LIÊN QUAN
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022