Wikileaks: Mỹ dùng điện ảnh thúc đẩy chiến dịch chống Nga
Theo Wikileaks, Giám đốc điều hành Sony Pictures Entertainment Michael Lynton cũng có chân trong hội đồng quản trị của công ty RAND Corporation, một chi nhánh nghiên cứu của quân đội Mỹ. Theo những email được tiết lộ, Bộ Ngoại giao có thể đang lợi dụng chức vụ kép của ông Lynton để thực hiện mục đích tuyên truyền.
Một email gửi đến ông Lynton từ Richard Stengel, Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách Ngoại giao công chúng và các vấn đề công chúng, viết: “Như ông có thể thấy, hiện chúng ta đang đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc chống lại IS ở Trung Đông cũng như chống lại Nga ở Trung, Đông Âu. Trong một cuộc thảo luận gần đây, tôi muốn triệu tập một nhóm các giám đốc điều hành phương tiện truyền thông có thể trợ giúp trong việc giải quyết những thách thức này”. Stengel còn nói thêm: “Đây là một cuộc thảo luận về ý tưởng, nội dung và quy trình sản xuất điện ảnh và về cả khả năng thương mại nữa. Tôi hứa rằng nó sẽ rất thú vị, vui vẻ và bổ ích.”
“Ai là người tôi có thể và nên tin tưởng để giao trọng trách truyền thông điệp chống lại Nga và IS?” Stengel hỏi Lynton trong một email khác.
Trong email trả lời, Lynton đã đưa ra một danh sách đầy đủ các giám đốc điều hành Hollywood, những người có khả năng sẽ hợp tác với Bộ Ngoại giao. Trong đó bao gồm cả quản lý cấp cao của công ty Turner Broadcasting và hãng Walt Disney International.
Trong một email khác, Lynton được cho rằng bị yêu cầu phải gây áp lực nên những ngôi sao nổi tiếng Hollywood để họ tham gia thúc đẩy các mục tiêu chính sách đối ngoại của chính quyền Mỹ.
Một đại diện của đại sứ quán Mỹ tại Pháp gửi email đến Lynton: “Chúng tôi đang nghĩ đến cách dùng các siêu sao của ông để quảng bá các dự án vĩ đại mà đại sứ quán Mỹ tại Pháp đang thực hiện. Chúng tôi rất muốn được thêm tên các ngôi sao của hãng ở đây, hoặc là khách mời, hoặc là biễu diễn, và tôi rất vui khi có cơ hội tận dụng sự nổi tiếng của họ để thúc đẩy các ưu tiên và chương trình nghị sự của Tổng thống ở nước ngoài.”
Những người nổi tiếng được Lynton đề xuất bao gồm George Clooney, Kerry Washington, Julia Louis-Dreyfus và các nhà làm phim lớn như David Fincher và Steven Spielberg.
Trong một email viết: “Sẽ bao gồm cả Natalie Portman khi cô vừa thực hiện một bộ phim ở Israel và hiện đang rất nổi tiếng.”
Mối quan hệ của Sony với chính phủ Mỹ không đơn giản chỉ là những email gửi tới Bộ Ngoại giao. Các tài liệu cho thấy Lynton cũng đã từng tiếp xúc với Tổng thống Obama, thậm chí là ăn tối cùng gia đình ông.
Wikileaks cũng tiết lộ một email từ Thượng nghị sĩ Chuck Schumer của Đảng Dân chủ, trong đó ông thể hiện mối quan tâm của mình đối với sự nhận thức về mối đe dọa từ nước Nga.
“Nếu Putin từ chối lùi bước, chúng ta phải đưa châu Âu tham gia vào cuộc chiến như một phần của giải pháp tích cực.”, Schumer đã viết email cho Amy Pascal, một giám đốc điều hành cấp cao của Sony. “Lệnh trừng phạt đã gây tổn hại cho ông ta và mối đe dọa từ việc trục xuất Nga khỏi Tổ chức thương mại thế giới và cấm Nga tổ chức kì World Cup sắp tới sẽ giúp chúng ta một tay.”
Tất nhiên, sự phối hợp chặt chẽ giữa Hollywood và chính phủ Mỹ không phải là điều gì mới mẻ. Giống như David Sirota đã chỉ ra trong cuốn sách “Back to Our Future” của mình, xung đột về lợi ích đã tồn tại nhiều năm.
Sirota nói trong một cuộc phỏng vấn với RT: "Lầu Năm Góc sẽ chỉnh sửa các kịch bản về quân sự nếu những nhà biên kịch và các hãng phim muốn quay máy bay, xe tăng, hay các tàu sân bay”.
Lấy ví dụ về bộ phim “Top Gun” năm 1986, Sirota đã nói rằng "các nhà làm phim đã phải nộp kịch bản đến biên tập viên của Lầu Năm Góc để họ chỉnh sửa đến khi phù hợp với những thông điệp mà Lầu Năm Góc muốn đưa ra”.
Phóng viên chiến trường Keith Harmon Snow đã nhắc lại những tình cảm này liên quan đến bộ phim trong bộ phim “Biệt kích ngầm” (Act of Valor).
“Chúng tôi thấy bộ phim như một hoạt động đánh vào tâm lý của công chúng Mỹ”, Snow nói với hãng tin RT. “Điều đó có nghĩa đây không phải là Hollywood, nó hoàn toàn là sự tuyên truyền của hoặc bởi Lầu Năm Góc, lấy Hollywood làm vỏ bọc…”
Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo của bộ ngoại giao vào ngày 17.4, phát ngôn viên Marie Harf chỉ ra rằng Sony Pictures chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm.
“Chúng tôi đang đối thoại với các công ty và các phương tiện truyền thông xã hội về những thách thức và những gì chúng tôi đang làm để chống lại hình thức tuyên truyền của Lầu Năm Góc.”, cô nói. “Chúng tôi không chỉ đối thoại với các công ty và phương tiện truyền thông mà với cả những người có ảnh hưởng và các công ty giải trí.”
TIN LIÊN QUAN
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022
Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.
19/04/2022
Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).
19/04/2022
Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.
17/04/2022
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.
14/04/2022
Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.
13/04/2022
Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.
12/04/2022