Vietnews.ru
Tham khảo

Xem người Mỹ tận dụng khủng hoảng Ukraine

13/04/2014 (Đọc 5 phút)

Xem thêm:

Có lẽ rất nhiều nhóm lợi ích của Washington nợ Tổng thống Nga Vladimir Putin một lời cảm ơn sâu sắc.

Sư kiện Crimea nhập vào Nga tháng trước đang được Washington viện làm lý do để đẩy nhanh tiến trình của mọi hoạt động, từ xây dựng đường ống dẫn dầu cho tới đẩy mạnh các chuyến bay vào không gian của cá nhân và thậm chí là đẩy mạnh xuất khẩu khí hóa lỏng.

Từ lâu nay, khủng hoảng vẫn khiến Washington đẩy nhanh các tiến trình. Một ví dụ là Sputnik – vệ tinh thấp được Liên Xô triển khai năm 1957. Cựu Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã gọi đây là "Khủng hoảng Sputnik". Chưa đầy một năm sau sự kiện phóng Sputnik, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Giáo dục Quốc phòng (NDEA). Luật này là một chương trình 4 năm tiêu tốn hàng tỉ đô la vào hệ thống giáo dục Hoa Kỳ.

Sau cú sốc dư luận ban đầu, cuộc chạy đua vào không gian bắt đầu, dẫn đến sự kiện con người lần đầu bay vào không gian, chương trình Apollo và những người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng năm 1969.

“Bạn không bao giờ muốn lãng phí một cuộc khủng hoảng”, Rahm Emanuel – Thị trưởng thành phố Chicago đã phát biểu trên Wall Street Journal năm 2008.

Và, dường như tỷ phú Elon Musk – ông chủ của tập đoàn công nghệ Space Exploration Technologies Corp. – đã nghe theo lời khuyên này. Hôm 5/3, ông phát biểu trước Ủy ban ngân sách Thượng viện rằng Mỹ phải chịu rủi ro khi phụ thuộc vào các tên lửa được sản xuất ở Nga. SpaceX đang tìm cách chuyển phi hành gia Mỹ tới ISS. Dịch vụ này đang được cung cấp bởi Nga.

Việc Nga can thiệp vào Ukraine cũng làm dấy lên những lời kêu gọi đẩy mạnh xuất khẩu khí tự nhiên. Karen Harbert – Chủ tịch của Viện năng lượng thế kỷ 21 (trực thuộc Phòng thương mại Mỹ), khẳng định mở rộng phạm vi thị trường sẽ giúp giảm biến động và tăng thêm tính đa dạng. Nhận định này được đưa ra ngày 4/3, khi ông Putin cho biết Nga có thể dừng việc giảm giá khí đốt bán sang Ukraine.

Nỗ lực dỡ bỏ các lệnh cấm vận xuất khẩu dầu mỏ từ những năm 1970 của Viện dầu khí Mỹ (API) cũng được đẩy mạnh. Erik Milito, chuyên gia đến từ viện này cho biết các nhà làm luật từ cả hai đảng đang chú ý đến thông điệp của API. Trong số các thành viên của API có những tập đoàn lớn như Chevron và Exxon Mobil.

John Hess – CEO của Hess Corp – thì cho rằng đây là cơ hội vàng để giúp Ukraine và các đồng minh châu Âu xóa bỏ ảnh hưởng của Nga.

5 ngày sau khi Nga thông báo sáp nhập Crimea, lãnh đạo của TransCanada Corp (tập đoàn muốn xây dựng đường ống Keystone ở 6 bang của Mỹ) và API đã tham dự một cuộc họp báo ở Washington. Sự kiện này có mục đích “nhấn mạnh tầm quan trọng của đường ống Keystone và các dự án khác tương tự đối với kinh tế cũng như an ninh quốc gia của Mỹ”.

Trong khi Mỹ đã viện trợ hơn 1 tỷ USD cho Ukraine, các nhà làm luật Mỹ đang tận dụng tình hình hiện nay để đẩy mạnh các cuộc đàm phán về việc phục hồi chương trình cắt giảm thuế thương mại sẽ hết hạn vào tháng 1 tới.

Hiệp hội may mặc Mỹ, Hiệp hội tiêu dùng điện tử và Hiệp hội bánh kẹo đang liên kết để gia hạn thêm cho chương trình này. “Gia hạn thêm sẽ ngay lập tức làm lợi cho Ukraine”.

Đàm phán thương mại TTIP giữa Mỹ và 28 quốc gia EU cũng được đẩy mạnh nhờ khủng hoảng. Những diễn biến mới ở Ukraine cho thấy rõ ràng là TTIP đóng vai trò quan trọng.

Mỹ và Nga ở trong tình trạng căng thẳng nhất kể từ chiến tranh lạnh, một số chuyên gia quân sự cũng kêu gọi ông Obama xem xét lại chiến lược quân sự. Năm 2012, Mỹ đã công bố kế hoạch cắt giảm một nửa sự hiện diện quân sự ở châu Âu và giảm chi tiêu quốc phòng xuống còn 478 tỷ USD trong một thập kỷ. Tuy nhiên, Lầu năm góc và toàn bộ ngành quốc phòng có thể sử dụng khủng hoảng ở Ukraine như một lời cảnh báo về sự cần thiết của chi tiêu quốc phòng.

“Có khá nhiều lợi ích cá nhân được “đội lốt” lợi ích chung cho nước Mỹ và cả người dân Ukraine. Chúng ta đang đứng trước một con sóng và hãy tận dụng nó”, Burdett Loomis – giáo sư chuyên nghiên cứu về vận động hành lang tại ĐH Kansas – nhận định.

Thu Hương

Theo Trí Thức Trẻ/Bloomberg


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022