Một số nhà máy châu Âu sẽ đóng cửa vì thiếu năng lượng rẻ của Nga
Chi phí năng lượng đang tăng vọt sau khủng hoảng Ukraine, cản trở khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất châu Âu.
Trong nhiều thập kỷ, ngành công nghiệp châu Âu phụ thuộc vào dầu và khí đốt tự nhiên với chi phí thấp của Nga để hoạt động. Giờ đây, chi phí năng lượng công nghiệp đang tăng cao sau khủng hoảng Ukraine, cản trở khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất trên toàn cầu. Các nhà máy đang gắt gao tìm giải pháp thay thế năng lượng Nga trước mối đe dọa Moskva có thể đột ngột cắt khí đốt.
Các nhà sản xuất hóa chất, phân bón, thép và hàng hóa sử dụng nhiều năng lượng khác của châu Âu đã phải chịu áp lực trong 8 tháng qua, từ lúc khủng hoảng Ukraine chưa nổ ra nhưng căng thẳng với Nga đã gia tăng. Một số đang phải đóng cửa bởi sự cạnh tranh từ các nhà máy ở Mỹ, Trung Đông và các khu vực khác, nơi chi phí năng lượng thấp hơn nhiều so với châu Âu. Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu hiện cao hơn gần ba lần so với ở Mỹ.
"Nhìn chung, mối quan tâm lớn với châu Âu là nhập khẩu ngày càng tăng và xuất khẩu giảm", Marco Mensink, Tổng giám đốc tập đoàn thương mại công nghiệp hóa chất Cefic, cho biết.
Căng thẳng với Nga khiến châu Âu phải chuẩn bị cho khả năng nguồn khí đốt thu hẹp nếu ông Putin cắt cung cấp cho toàn bộ khu vực. Cho đến nay, Gazprom đã cắt khí đốt đến Bulgaria, Phần Lan và Ba Lan sau khi các nước này từ chối thanh toán bằng đồng ruble. Tính đến năm ngoái, Nga cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên của Liên minh châu Âu.
Chi phí năng lượng cao được dự báo sẽ ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp của khu vực và tăng trưởng kinh tế nói chung trong năm nay. Các nhà kinh tế tại Ủy ban châu Âu dự đoán nền kinh tế Đức sẽ suy giảm trong quý II dưới áp lực từ giá năng lượng cao.
Đức, nền kinh tế lớn nhất trong khu vực, cũng là khách hàng mua khí đốt tự nhiên lớn nhất của Nga. Người tiêu dùng châu Âu cũng gặp khó, vì chi phí năng lượng cao đang ảnh hưởng đến giá cả, làm giảm sức mua của họ.
Việc loại bỏ nguồn cung của Nga có nguy cơ đặt ngành công nghiệp châu Âu vào thế bất lợi trong cạnh tranh lâu dài, trừ khi các nhà sản xuất có thể triển khai các công nghệ giúp giảm mạnh mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.
Nhưng nhiều công nghệ trong số này, như sử dụng năng lượng gió và mặt trời để cung cấp năng lượng cho các lò nung của nhà máy hóa chất hoặc hydro để sản xuất thép, còn nhiều năm nữa mới trở nên khả thi về mặt thương mại. Các công nghệ này sẽ đòi hỏi khoản đầu tư lớn, theo các lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất.
Các nhà sản xuất phụ thuộc vào khí tự nhiên, vừa là nguồn năng lượng vừa là nguyên liệu thô trong sản xuất. Ở châu Âu, khí đốt tự nhiên ảnh hưởng lớn đến giá điện nên giá nguyên liệu này tăng đồng nghĩa các nhà máy cũng bị ảnh hưởng kép. Amoniac là sản phẩm nhạy cảm nhất, chiếm khoảng 70% lượng khí đốt mà châu Âu sử dụng làm nguyên liệu. Hầu hết lượng amoniac đó được sử dụng để làm phân bón.
Theo: VnExpress
https://vnexpress.net/mot-so-nha-may-chau-au-se-dong-cua-vi-thieu-nang-luong-re-cua-nga-4475690.htmlTIN LIÊN QUAN
Chi phí năng lượng đang tăng vọt sau khủng hoảng Ukraine, cản trở khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất châu Âu.
14/06/2022
Giới chức ở Kherson, thành phố miền nam Ukraine hiện do Moskva kiểm soát, đã bắt đầu cấp hộ chiếu Nga cho người dân địa phương.
11/06/2022
Giới chức phương Tây vạch ra nhiều phương án để giải phóng lượng ngũ cốc khổng lồ bị mắc kẹt ở Ukraine, song đối mặt những thách thức rất lớn.
02/06/2022
EU mới đây đã công bố chiến lược cập nhật của mình về phát triển năng lượng mang tên REPowerEU với mục tiêu chính là phát triển nhanh chóng NLTT để loại bỏ sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là khí đốt từ Nga.
24/05/2022
Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky và Thống đốc bang Florida (Mỹ) Ron DeSantis có tên trong danh sách “100 người có ảnh hưởng nhất” năm 2022 của tạp chí Time.
24/05/2022
Washington được cho là sẽ chặn hoàn toàn việc Nga trả tiền cho chủ nợ Mỹ sau khi quy định miễn trừ hết hiệu lực tuần tới.
18/05/2022
Đức đang đẩy mạnh nỗ lực đạt được các thỏa thuận với các nhà cung cấp dầu khác vì nước này có kế hoạch ngừng nhập khẩu dầu của Nga vào cuối năm 2022, ngay cả khi Liên minh châu Âu đồng ý dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, Bloomberg News trích dẫn lời các quan chức chính phủ giấu tên trong chính phủ Đức cho biết.
17/05/2022
Moskva tuyên bố rút khỏi Hội đồng các quốc gia Biển Baltic, cáo buộc tổ chức này đang trở thành "công cụ của chính sách chống Nga".
17/05/2022
Việc Nga ngừng cấp khí đốt cho Bulgaria đang khiến nhiều công ty nước này thấp thỏm vì lo ngại thiếu hụt nguồn cung và giá cả tăng vọt.
06/05/2022
Ủy ban châu Âu (EU) dự kiến loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu thô từ Nga trong vòng từ 6-8 tháng, nhưng một số nước thành viên EU phản đối và đang tìm kiếm các giải pháp miễn trừ trong đề xuất cấm vận dầu mỏ Nga.
05/05/2022