Vietnews.ru
Văn hóa

Báo Sự thật: Nga cần tăng cường quan hệ với Việt Nam

18/11/2014 (Đọc 5 phút)

Xem thêm:

Ngày 17/11, tờ Sự thật (Pravda.ru) của Nga có bài viết “Nga tiến hành cuộc chơi tế nhị với Trung Quốc” của chuyên gia Ilya Usov, đánh giá về những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam năm 2014 và sự cần thiết Nga phải tăng cường quan hệ với “con rồng mới” ở châu Á thay vì chỉ tập trung vào người láng giềng khổng lồ Trung Quốc. Dưới đây là trích lược bài viết:

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương từ lâu bỗng nhiên trở thành chủ đề nổi bật trên các phương tiện báo chí Nga những ngày qua. Tại khu vực này vừa diễn ra một loạt các cuộc gặp quốc tế quan trọng: Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) tại thủ đô Naypyidaw của Myanma và Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brisbane, Australia.

Đằng sau những biểu hiện bên ngoài là cả sự một sự thay đổi quan trọng của cái gọi là “bước ngoặt về phía Đông” trong chính sách đối ngoại của LB Nga.

Điều đáng lưu ý là nếu trước đây bước ngoặt này thường được liên tưởng tới sự củng cố quan hệ của Nga với người láng giềng khổng lồ Trung Quốc ở phía Đông thì hiện nay chính sách này của Nga đã không còn thiên lệch mà mang tính đa chiều.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á vừa qua, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố nếu Việt Nam liên kết thành công với Khu vực thương mại tự do của Liên minh hải quan (gồm Nga, Kazakhstan, Belarus) thì kinh nghiệm này sẽ được mở rộng ra các quốc gia khác ở Đông Nam Á.

Chính sách đa chiều của Nga ở châu Á-TBD không chỉ giúp Nga có không gian tự do hành động rộng lớn hơn, mà còn mang lại cho Moskva các lợi ích đáng kể về kinh tế. Trường hợp Việt Nam, quốc gia sắp thành lập Khu vực thương mại tự do với Liên minh hải quan là một ví dụ.

Khác với hình ảnh từ lâu đã hình thành trong giới truyền thông Nga, Việt Nam là nền kinh tế tương đối phát triển và còn tiếp tục đà tăng trưởng. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2014 GDP của nước này đã tăng 5,6%. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), chỉ số này là 5,4%, trong khi chính phủ Việt Nam đặt ra mục tiêu ở mức 5,8%.

Việt Nam là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, vì vậy việc nhu cầu đối với các loại hàng hoá tăng sẽ kéo theo sự phát triển kinh tế. Trong 3 quý đầu năm 2014 xuất khẩu của Việt Nam đạt 109,6%, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tăng góp phần củng cố niềm tin của các nhà sản xuất.

Kết quả khảo sát của các nhà quản lý mua sắm trong lĩnh vực công nghiệp (chỉ số PMI) cho thấy Việt Nam trong 13 tháng liên tục đạt trên 50 điểm (50 điểm trở lên đồng nghĩa với tình trạng kinh tế đang được cải thiện).

Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đạt được mức tăng trưởng khá tự tin. Trong 9 tháng đầu năm 2014, các chỉ số VN-Index và HNX-Index lần lượt tăng 19,9% và 30,4% so với cuối năm 2013 và thị trường chứng khoán Việt Nam lọt vào tốp 5 thị trường phát triển nhanh nhất thế giới.

Chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách hỗ trợ đồng nội tệ VND khi tỷ giá giao dịch với đồng USD được giữ ổn định ở mức 21.100 đồng/1 USD. Trong 10 tháng đầu năm 2014, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng ở mức 4,5%, cho phép Ngân hàng nhà nước hạ lãi suất cơ bản.

Nhờ xuất khẩu tăng, thặng dư thương mại và tăng trưởng thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài, Chính phủ Việt Nam đã tăng đáng kể nguồn dự trữ ngoại tệ. Năm 2014 lần đầu tiên dự trữ ngoại tệ của Việt nam đạt mức cao kỷ lục 35 tỷ USD.

Các chuyên gia quốc tế tin tưởng rằng nền kinh tế Việt Nam còn tiếp tục đà phát triển. Theo dự báo của các viện nghiên cứu lớn trên thế giới, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6% trong năm 2015 và 7% trong giai đoạn 2016-2017.

Bức tranh trên cho thấy rõ các chỉ số phát triển của Việt Nam khác xa với của Nga và ngay cả với châu Âu. Vì vậy, Nga sẽ được lợi khi giữ quan hệ với các nước châu Á-TBD hiện đang có tốc độ phát triển kinh tế cao, và hơn thế nữa là tránh trở thành “người cống nạp nguyên nhiên liệu” cho Trung Quốc.

Trong triển khai chính sách đối ngoại trên trường quốc tế, Nga cần tìm kiếm lợi ích không chỉ với các đối tác lớn, mà nên với cả các quốc gia nhỏ hơn song đang trở thành những “con rồng mới ở châu Á” như Việt Nam và một số quốc gia ĐNA.

Theo TTXVN


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Rạp chiếu phim trực tuyến Premier tăng trưởng gấp đôi số người đăng ký trong nửa đầu năm - lên 2,1 triệu

Văn hóa,

01/08/2022

Theo quyết định của ban tổ chức, năm nay, Nga sẽ không trao giải thưởng văn học toàn Nga 'Sách bán chạy quốc gia', trong khi những cuốn sách trong danh sách bình chọn phản ánh một cách đáng ngạc nhiên tâm trạng của công chúng năm 2022.

Văn hóa,

26/04/2022

Vào ngày chủ nhật 24.4.2022, toàn thể thế giới Kitô bao gồm các tín hữu Chính thống giáo, Công giáo và Tin Lành cùng hân hoan đón thánh lễ Phục sinh. Đây cũng được coi là ngày lễ cổ xưa nhất nước Nga, xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ X.

Hải quan Phần Lan viện dẫn lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) xung quanh tình hình Ukraine rồi thu giữ các tác phẩm nghệ thuật được mượn từ Nga để trưng bày ở châu Âu.

Văn hóa,

08/04/2022

Viện Ngôn ngữ Nga quốc gia mang tên A. S. Pushkin đã công bố "Chỉ số về vị trí của tiếng Nga trên thế giới" trong năm 2021, theo đó tiếng Nga là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới.

Văn hóa,

31/03/2022

Lễ hội Tiễn mùa đông Maslenitsa là truyền thống từ lâu đời của người dân “xứ sở Bạch Dương”. Trong suốt lễ hội, mọi người vui chơi xả láng hết cả tuần.

Văn hóa,

14/03/2022

Bộ sách "Siêu lý tình yêu" của triết gia người Nga Vladimir Soloviev vừa được Nhà xuất bản Tri thức tái bản sau nhiều năm vắng bóng.

Văn hóa,

11/03/2022

Sau hai tuần quay phim trên Trạm Vũ trụ Quốc tế, nữ nghệ sĩ và đạo diễn điện ảnh Nga có một phi hành gia tháp tùng đã trở về Trái đất bình an.

Nam diễn viên Heo Sung-tae đóng vai trùm xã hội đen Jang Deok Soo với số áo «101» trong bộ phim truyền hình Hàn Quốc «Trò chơi con mực» («The Squid Game») hóa ra là một người thạo tiếng Nga, thậm chí có thời anh từng làm việc ở nước Nga.

Văn hóa,

13/10/2021

Sau thời gian tập huấn và chuẩn bị, một đoàn làm phim Nga sẽ được đưa lên vũ trụ. Bộ phim đầu tiên quay ngoài không gian bấm máy trong tháng 10.

Văn hóa,

04/10/2021

Khu rừng đỏ bí ẩn ở Nga

Rừng bách ở thung lũng Sukko, miền Nam nước Nga, mang một vẻ huyền bí như trong truyện cổ tích. Tuy nhiên, đây không phải khu rừng tự nhiên. Nó được tạo nên từ bàn tay con người.

Phần Lan cắt 90% thị thực du lịch Nga

Phần Lan cho biết sẽ cắt giảm 90% thị thực du lịch Nga so với mức hiện tại kể từ ngày 1/9, nhằm phản ứng với xung đột Ukraine.

16.08.2022

Gần 50.000 du khách Nga 'vượt khó' tới Croatia

Ngày 12/8, hãng thông tấn nhà nước Hina của Croatia đưa tin, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine cuối tháng 2/2022, gần 50.000 du khách Nga đã tới nước này.

13.08.2022

Chính phủ Nga dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh do dịch COVID-19

Nga thông báo sẽ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đã được áp đặt với công dân nước ngoài đến từ một số quốc gia trong thời gian đại dịch.

04.07.2022

Vyborg - thành phố cổ phong cách Thụy Điển trong lòng nước Nga

Vyborg là thành phố cổ thuộc tỉnh Leningrad, nằm cách thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga khoảng 2 tiếng lái xe ôtô (140km) và cách biên giới Phần Lan chỉ 30-50km.

15.06.2022