Vietnews.ru
Văn hóa

Kỷ vật yêu thương từ nước Nga

07/11/2016 (Đọc 7 phút)

Xem thêm:

Kỷ niệm 99 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, đến thăm Thượng tá Hoàng Văn Phúc, nguyên Phó chủ nhiệm Công binh Quân khu 5 ở Đà Nẵng, chúng tôi bắt gặp ông đang tần ngần bên hai kỷ vật xinh xắn, đáng yêu. Câu chuyện về các thầy cô giáo nước Nga tặng ông món quà này của hơn 40 năm trước vì thế cứ miên man…

Cuộc đời của Thượng tá Hoàng Văn Phúc gắn liền với nghiệp công binh. Tốt nghiệp cấp 3 khi đất nước còn chiến tranh, chàng trai Nghệ An đã nhập ngũ, sau đó được học Trường Sĩ quan Công binh, rồi vào chiến đấu ở các chiến trường Quảng Trị và Lào cho đến ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước. Trên cương vị Tiểu đoàn trưởng Công binh, ông được đào tạo cán bộ nguồn ở Học viện Lục quân. Chính ngôi trường này đã đưa ông đến nước Nga.

[img]http://file.qdnd.vn/data/images/0/2016/11/05/hoangha/051116hha02.jpg?w=500[/img]
Đồng chí Hoàng Văn Phúc (bên trái) cùng thầy giáo Kha-ba-rốp năm 1981. Ảnh do nhân vật cung cấp

Học viện Công binh Quy-bư-sếp ở Mát-xcơ-va khá trang nghiêm, cổ kính. Đã có tất cả 165 sinh viên Việt Nam trưởng thành từ đây về xây dựng đất nước. Năm 1978, lớp công binh Việt Nam đợt ấy chỉ có ông cùng Nguyễn Xuân Đức, Nguyễn Văn Báu và Đinh Văn Hùng. Suốt 5 năm, hơn 10 thầy cô thay nhau chỉ để dạy 4 trò. Đi học lúc đã 37 tuổi, mang quân hàm đại úy và đã có 3 đứa con ở nhà nhưng do vóc dáng thư sinh, trắng trẻo, các thầy cô giáo coi ông Phúc như con dù họ hơn trò chỉ chừng 10 tuổi. Nước Nga sâu đậm nhất trong ông chính là thầy giáo chủ nhiệm Kha-ba-rốp, đồng thời là giáo viên dạy môn Trúc thành, mang quân hàm trung tá. Đây là môn học khó nhất trong 6 môn học của công binh gồm: Cầu đường, Vượt sông, Trúc thành, Bom mìn, Xe gắn máy và Chỉ huy công binh.

5 năm gắn bó với nước Nga, kỷ niệm cứ đong đầy theo thời gian. Khó có thể nói hết tình cảm của thầy dành cho học sinh Việt Nam. Nhớ ngày mới qua, do dị ứng từ trong nước, khi gặp nhiệt độ thấp, da ông Phúc mẩn đỏ, môi sưng vều lên. Ông trùm mũ kín mít để giấu, nhưng rồi không qua được mắt thầy Kha-ba-rốp. Đang dạy trên lớp thầy nhìn xuống: “Phúc, mặt em sao vậy?”. Thấy trò ấp úng, thầy bảo cả lớp tự ôn tập, rồi dẫn cậu trò đi trạm xá. Biết ông đã từng chiến đấu ở Quảng Trị, sợ bị ảnh hưởng chất độc hóa học, thầy bảo trạm xá làm xét nghiệm toàn bộ cho ông và điều trị với phác đồ khoa học. Cũng chính nhờ vậy mà ông Phúc hết hẳn bệnh dị ứng vào mùa lạnh. Thầy Kha-ba-rốp cũng thường xuyên đến thăm giúp ông ôn lại bài, tặng ông con lật đật để khỏi nhớ nhà. Con lật đật ấy cùng với con búp bê xinh đẹp do cô giáo dạy tiếng Nga tặng trong những ngày ở trạm xá, sau này, ba đứa con ông đã chơi suốt tuổi thơ, đến bây giờ vẫn được đặt trang trọng trong phòng khách.

Ông Phúc bồi hồi: “Thầy Kha-ba-rốp rất hồn hậu và giàu lòng nhân nghĩa. Còn nhớ khi mới sang Nga, trong lần đi dã ngoại, nhiệt độ âm dưới 30 độ, chúng tôi mới chỉ được trang bị ủng ngắn. Thầy đi trước dùng chân gạt để tuyết không chui vào ủng người đi sau. Về trường, thầy liên hệ ngay để chúng tôi có được ủng cao đến gối. Thầy biết môn học Trúc thành khó là bởi phải tính toán thiết kế, thi công hầm hào chiến đấu ở mọi địa hình với nhiều trang bị kỹ thuật trong khi ở Việt Nam, những người lính công binh ngày ấy chỉ có cuốc, xẻng, giàn giáo chống tạm chủ yếu là cây rừng. Vì thế, khi đi chơi thầy cũng tranh thủ dạy những điều mà chúng tôi chưa thật hiểu. Những ngày chúng tôi làm luận án, thầy Kha-ba-rốp thường xuyên kiểm tra và giúp ôn tập. Khi thi môn cuối cùng, thầy không yên tâm cứ đi lại liên tục bên ngoài phòng thi. Khi cửa mở, thầy bật đến hỏi ngay kết quả. Khi biết tất cả đều đạt điểm cao, thầy mừng rỡ ôm hôn từng học trò. Ngày chia tay, thầy đưa chúng tôi ra tận sân bay, rơm rớm nước mắt, dặn tôi cố chọn đề tài nghiên cứu phó tiến sĩ để có dịp quay lại gặp thầy lần nữa. Nhưng tôi về là sáp ngay vào chiến trường K nên không thể thực hiện lời khuyên ấy”.

[img]http://file.qdnd.vn/data/images/0/2016/11/05/hoangha/051116hha03.jpg?w=500[/img]
Ông Hoàng Văn Phúc với các kỷ vật từ nước Nga. Ảnh: HÀ MY

Theo Thượng tá Hoàng Văn Phúc, khó có thể nói hết sự tốn kém mà Học viện Công binh Quy-bư-sếp đã dành cho học sinh Việt Nam. Các học viên được tham quan, nghiên cứu thực tế các đơn vị công binh của Nga, tiếp xúc với mọi khí tài công binh hiện đại nhất lúc đó. Ở môn Cầu đường, các học viên Việt Nam được học lái ô tô, máy xúc, máy đẩy, máy húc… và sử dụng thành thạo. Có lần, nhân bài học về môn Vượt sông, nhà trường tổ chức một lữ đoàn công binh thao diễn bắc cầu phao trọng lực 80 tấn. Phà TBB, xe chuyên dùng, khí tài hỗ trợ, cùng nhiều phương tiện khác được huy động chỉ để phục vụ cho 4 sinh viên Việt Nam học tập. Khi biết những học sinh công binh Việt Nam đã qua chiến đấu, các thầy thêm yêu quý. Những kinh nghiệm của trò cũng được thầy đưa vào bài học.

Về nước, những kiến thức được học 5 năm ở nước bạn là hành trang vô giá để ông Phúc góp phần xây dựng Trung đoàn Công binh 270, Quân khu 5 (nay là Lữ đoàn) trên cương vị Trung đoàn trưởng, sau này là Phó chủ nhiệm Công binh Quân khu 5. Xây dựng đường sá, làm cầu phao cho dân qua sông dịp lũ, công trình phòng thủ, rà phá bom, mìn v.v.. đều có từ những bài giảng năm xưa. Đáng nhớ nhất là năm 1985, ông được điều sang chiến trường K chỉ huy đơn vị đánh Pôn Pốt ở ngã ba biên giới. Làm đường tuần tra, công sự, làm tạm cầu phao, đặt mìn, rào mốc, cắm chốt..., mọi việc ông hoàn thành nhờ có sự thành thục ở Quy-bư-sếp.

Hàng chục năm nay, Hội đồng môn Học viện Công binh Quy-bư-sếp đều gặp mặt thường niên ở Hà Nội. Họ cùng nhau ôn lại một thời thanh niên sôi nổi, cùng hát những bài hát Nga lãng mạn và trữ tình. Cách đây gần hai năm, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ông bắt gặp trên kênh VTV1-Đài Truyền hình Việt Nam cô giáo dạy tiếng Nga của mình cùng Đoàn đại biểu cựu chiến binh Nga thăm Việt Nam. Ông mừng như chính gặp được cô bên ngoài. Những người bạn của ông ở Hà Nội khi xem truyền hình cũng có chung tâm trạng ấy. Nhớ cô giáo với những lần tạo bất ngờ bằng món quà sinh nhật, con búp bê ở trạm xá; ngày cuối tuần kéo cả lớp về nhà ăn uống, những lần đi thăm Lăng Lê-nin hay các bảo tàng sau giờ học lịch sử; lời cô dặn dò, hướng dẫn tỉ mỉ khi lớp được chọn trong đội hình đứng tại Lễ duyệt binh kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga hằng năm ở Quảng trường Đỏ.

Nước Nga yêu thương mãi mãi không quên trong ông, dù năm tháng trôi qua…

Theo http://www.qdnd.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Rạp chiếu phim trực tuyến Premier tăng trưởng gấp đôi số người đăng ký trong nửa đầu năm - lên 2,1 triệu

Văn hóa,

01/08/2022

Theo quyết định của ban tổ chức, năm nay, Nga sẽ không trao giải thưởng văn học toàn Nga 'Sách bán chạy quốc gia', trong khi những cuốn sách trong danh sách bình chọn phản ánh một cách đáng ngạc nhiên tâm trạng của công chúng năm 2022.

Văn hóa,

26/04/2022

Vào ngày chủ nhật 24.4.2022, toàn thể thế giới Kitô bao gồm các tín hữu Chính thống giáo, Công giáo và Tin Lành cùng hân hoan đón thánh lễ Phục sinh. Đây cũng được coi là ngày lễ cổ xưa nhất nước Nga, xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ X.

Hải quan Phần Lan viện dẫn lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) xung quanh tình hình Ukraine rồi thu giữ các tác phẩm nghệ thuật được mượn từ Nga để trưng bày ở châu Âu.

Văn hóa,

08/04/2022

Viện Ngôn ngữ Nga quốc gia mang tên A. S. Pushkin đã công bố "Chỉ số về vị trí của tiếng Nga trên thế giới" trong năm 2021, theo đó tiếng Nga là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới.

Văn hóa,

31/03/2022

Lễ hội Tiễn mùa đông Maslenitsa là truyền thống từ lâu đời của người dân “xứ sở Bạch Dương”. Trong suốt lễ hội, mọi người vui chơi xả láng hết cả tuần.

Văn hóa,

14/03/2022

Bộ sách "Siêu lý tình yêu" của triết gia người Nga Vladimir Soloviev vừa được Nhà xuất bản Tri thức tái bản sau nhiều năm vắng bóng.

Văn hóa,

11/03/2022

Sau hai tuần quay phim trên Trạm Vũ trụ Quốc tế, nữ nghệ sĩ và đạo diễn điện ảnh Nga có một phi hành gia tháp tùng đã trở về Trái đất bình an.

Nam diễn viên Heo Sung-tae đóng vai trùm xã hội đen Jang Deok Soo với số áo «101» trong bộ phim truyền hình Hàn Quốc «Trò chơi con mực» («The Squid Game») hóa ra là một người thạo tiếng Nga, thậm chí có thời anh từng làm việc ở nước Nga.

Văn hóa,

13/10/2021

Sau thời gian tập huấn và chuẩn bị, một đoàn làm phim Nga sẽ được đưa lên vũ trụ. Bộ phim đầu tiên quay ngoài không gian bấm máy trong tháng 10.

Văn hóa,

04/10/2021

Phần Lan cắt 90% thị thực du lịch Nga

Phần Lan cho biết sẽ cắt giảm 90% thị thực du lịch Nga so với mức hiện tại kể từ ngày 1/9, nhằm phản ứng với xung đột Ukraine.

Gần 50.000 du khách Nga 'vượt khó' tới Croatia

Ngày 12/8, hãng thông tấn nhà nước Hina của Croatia đưa tin, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine cuối tháng 2/2022, gần 50.000 du khách Nga đã tới nước này.

13.08.2022

Chính phủ Nga dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh do dịch COVID-19

Nga thông báo sẽ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đã được áp đặt với công dân nước ngoài đến từ một số quốc gia trong thời gian đại dịch.

04.07.2022

Vyborg - thành phố cổ phong cách Thụy Điển trong lòng nước Nga

Vyborg là thành phố cổ thuộc tỉnh Leningrad, nằm cách thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga khoảng 2 tiếng lái xe ôtô (140km) và cách biên giới Phần Lan chỉ 30-50km.

15.06.2022

Khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp vùng Bắc Kavkaz, Nga

Dự kiến lượng khách đến thăm vùng Bắc Kavkaz sẽ tăng 10%, ít nhất lên đến đến 1,2 triệu người. Năm 2022, lần đầu tiên Bắc Kavkaz lọt vào top 5 điểm du lịch bán chạy nhất ở Nga, trong các công ty lữ hành.

13.06.2022