Vietnews.ru
Quan hệ Nga-Việt - Văn hóa

"Nga có thể giúp đỡ được gì cho Việt Nam mà Mỹ không thể?"

15/07/2015 (Đọc 6 phút)

Xem thêm:

Học giả Nga cho rằng:Quan hệ truyền thống Nga-Việt là một trong những yếu tố cần thiết để duy trì thế cân bằng khi quan hệ Việt-Mỹ bước lên tầm cao mới sau chuyến thăm Hoa Kỷ của TBT Nguyễn Phú Trọng.

Tạp chí The Diplomat ngày 14/7 đã đăng tải bài phân tích của học giả Anton Tsvetov, chuyên gia Hội đồng Nga về vai trò của Moscow trong mối quan hệ ngày càng được cải thiện giữa Việt Nam và Mỹ.

Tuần trước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kết thúc chuyến thăm kéo dài 5 ngày đến Mỹ và gặp gỡ Tổng thống Barack Obama. Đây là chuyến đi lịch sử và đưa hai nước trở thành mối quan hệ song phương tiềm năng nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

"Nga có thể giúp đỡ được gì cho Việt Nam mà Mỹ không thể?"
Học giả Nga Anton Tsvetov.

Chuyến thăm được coi là sự công nhận của Nhà Trắng đối với sự khác biệt cơ bản trong cấu trúc chính trị giữa Mỹ và Việt Nam.
Khi nhắc đến mối quan hệ Việt-Mỹ, Trung Quốc luôn là một thế lực khổng lồ xuất hiện bên cạnh. Sự năng động của các mối quan hệ song phương được xác định ở một mức độ tương ứng với hoạt động của Bắc Kinh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Cả Việt Nam và Mỹ đều đưa ra tuyên bố rằng, mối quan hệ giữa hai nước đều đem đến lợi ích nhưng không thể phủ nhận vai trò trung tâm của Việt Nam trong chiến lược khu vực của Mỹ nhằm kiểm soát sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Tương tự, quan hệ với Mỹ đóng vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, nhằm làm giảm sự lệ thuộc vào nước khác.
Trong khi Trung Quốc không bao giờ bỏ lỡ bất cứ diễn biến mới nào trong quan hệ Việt-Mỹ, Nga thường bỏ qua, dẫn đến sự thất vọng của các nhà quan sát châu Á ở Nga.

Trong khi mối quan hệ Việt-Mỹ mới chỉ ở mức “toàn diện” mà chưa trở thành “chiến lược” trong tương lai gần, rõ ràng Nga chưa đánh giá mức độ quan trọng cần thiết. Như vậy, bên cạnh căng thẳng Mỹ-Nga, Moscow đang ở đâu đối với mối quan hệ ở châu Á?

Theo Anton Tsvetov, mối quan hệ Việt-Nga thường gắn liền với cụm từ “truyền thống”. Theo học giả Anton Tsvetov, điều này không có ảnh hưởng đến sự theo đuổi chính sách đối ngoại của Việt Nam. Vậy liệu Nga có thể giúp đỡ được gì cho Việt Nam mà Mỹ không thể?


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin.

Điều đầu tiên cần phải nhắc đến đó là thương mại quân sự. Nga đã trở thành nhà cung cấp các trang thiết bị vũ khí cho Việt Nam kể từ thời chiến tranh và tiếp tục trở thành nguồn cung cấp chính cho việc hiện đại hóa Hải quân Việt Nam.

Cốt lõi của mối quan hệ này là hợp đồng đóng mới 6 tàu ngầm lớp Kilo cũng như các tên lửa tên lửa hành trình tấn công mặt đất Klub có thể phóng từ tàu ngầm cho Việt Nam.

Mặc dù đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí, Mỹ chỉ có thể hỗ trợ Việt nam các trang thiết bị cho lực lượng Cảnh sát biển và Hải quân. Do vậy, Nga sẽ vẫn là đối tác thương mại quân sự hàng đầu của Việt Nam trước vấn đề căng thẳng ở Biển Đông trong tương lai.
Nga cũng có lợi thế hơn Mỹ trong yếu tố đối thoại chính trị với Việt Nam. Việt Nam không coi hợp tác với Nga gặp phải bất cứ rắc rối nào trong vấn đề tư tưởng.

Trong khi đó, Nga không đòi hỏi sự thay đổi của Việt Nam để đẩy mạnh thương mại quân sự, đầu tư cũng như hợp tác nhân đạo. Đó là lý do mà Việt Nam đang ưu tiên cải thiện quan hệ với Mỹ, theo học giả Anton Tsvetov.

Học giả Anton Tsvetov đặt ra câu hỏi liệu điều gì Nga chưa làm được trong mối quan hệ với Việt Nam?. Mối quan hệ giữa Nga và phương Tây đã bị đóng băng do khủng hoảng Ukraine. Do đó, Trung Quốc trở thành trung tâm trong chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của Nga.


Tàu ngầm Kilo HQ-185 Đà Nẵng, một trong 6 tàu ngầm Nga đóng mới cho Việt Nam theo hợp đồng ký năm 2009

Moscow không thể đe dọa đến mối quan hệ với Trung Quốc bằng việc hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông.

Trong khi đó, chính quyền Obama đã thể hiện rõ quan điểm quan tâm đến những hành động của Trung Quốc trong khu vực. Nói cách khác, Trung Quốc chính là yếu tố thúc đẩy Việt Nam tăng cường mối quan hệ với Mỹ và là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ với Nga.

Bắc Kinh không chỉ là yếu tố duy nhất ngăn cản mối quan hệ Việt-Nga. Kinh tế Nga lao dốc khiến cho Moscow không thể cạnh tranh với Mỹ trong vai trò thương mại với Việt Nam. Hiệp định thương mại tự do (FTA) chính thức có hiệu lực vào năm 2016 có thể thúc đẩy thương mại song phương nhưng nhiều khả năng sẽ không thể tạo nên bước đột phá.

Cuối cùng, cơ hội nào cho Nga trong mối quan hệ Việt-Mỹ?. Việt Nam và Mỹ không thể đi quá xa bởi điều này sẽ tác động đến Trung Quốc. Việt Nam cần Nga để đa dạng hóa các mối quan hệ song phương. Nếu như chính quyền Mỹ muốn hỗ trợ một đất nước Việt Nam mạnh mẽ, độc lập và ổn định, Hoa Kỳ nên tôn trọng mối quan hệ lâu dài Việt-Nga.

Với những hạn chế của Mỹ trong vấn đề hợp tác quân sự, Việt Nam cần Nga để góp phần nâng cao năng lực hàng hải của Việt Nam. Sẽ là quá vội vàng nếu như so sánh căng thẳng Nga-Mỹ ở châu Âu và áp đặt điều tương tự đối với châu Á, học giả Anton Tsvetov kết luận.

Theo http://www.nguoiduatin.vn


Tags: "Nga có thể giúp đỡ được gì cho Việt Nam mà Mỹ không thể?"



TIN LIÊN QUAN

Rạp chiếu phim trực tuyến Premier tăng trưởng gấp đôi số người đăng ký trong nửa đầu năm - lên 2,1 triệu

Văn hóa,

01/08/2022

Theo quyết định của ban tổ chức, năm nay, Nga sẽ không trao giải thưởng văn học toàn Nga 'Sách bán chạy quốc gia', trong khi những cuốn sách trong danh sách bình chọn phản ánh một cách đáng ngạc nhiên tâm trạng của công chúng năm 2022.

Văn hóa,

26/04/2022

Vào ngày chủ nhật 24.4.2022, toàn thể thế giới Kitô bao gồm các tín hữu Chính thống giáo, Công giáo và Tin Lành cùng hân hoan đón thánh lễ Phục sinh. Đây cũng được coi là ngày lễ cổ xưa nhất nước Nga, xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ X.

Hải quan Phần Lan viện dẫn lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) xung quanh tình hình Ukraine rồi thu giữ các tác phẩm nghệ thuật được mượn từ Nga để trưng bày ở châu Âu.

Văn hóa,

08/04/2022

Viện Ngôn ngữ Nga quốc gia mang tên A. S. Pushkin đã công bố "Chỉ số về vị trí của tiếng Nga trên thế giới" trong năm 2021, theo đó tiếng Nga là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới.

Văn hóa,

31/03/2022

Lễ hội Tiễn mùa đông Maslenitsa là truyền thống từ lâu đời của người dân “xứ sở Bạch Dương”. Trong suốt lễ hội, mọi người vui chơi xả láng hết cả tuần.

Văn hóa,

14/03/2022

Bộ sách "Siêu lý tình yêu" của triết gia người Nga Vladimir Soloviev vừa được Nhà xuất bản Tri thức tái bản sau nhiều năm vắng bóng.

Văn hóa,

11/03/2022

Sau hai tuần quay phim trên Trạm Vũ trụ Quốc tế, nữ nghệ sĩ và đạo diễn điện ảnh Nga có một phi hành gia tháp tùng đã trở về Trái đất bình an.

Nam diễn viên Heo Sung-tae đóng vai trùm xã hội đen Jang Deok Soo với số áo «101» trong bộ phim truyền hình Hàn Quốc «Trò chơi con mực» («The Squid Game») hóa ra là một người thạo tiếng Nga, thậm chí có thời anh từng làm việc ở nước Nga.

Văn hóa,

13/10/2021

Sau thời gian tập huấn và chuẩn bị, một đoàn làm phim Nga sẽ được đưa lên vũ trụ. Bộ phim đầu tiên quay ngoài không gian bấm máy trong tháng 10.

Văn hóa,

04/10/2021

Khu rừng đỏ bí ẩn ở Nga

Rừng bách ở thung lũng Sukko, miền Nam nước Nga, mang một vẻ huyền bí như trong truyện cổ tích. Tuy nhiên, đây không phải khu rừng tự nhiên. Nó được tạo nên từ bàn tay con người.

Phần Lan cắt 90% thị thực du lịch Nga

Phần Lan cho biết sẽ cắt giảm 90% thị thực du lịch Nga so với mức hiện tại kể từ ngày 1/9, nhằm phản ứng với xung đột Ukraine.

16.08.2022

Gần 50.000 du khách Nga 'vượt khó' tới Croatia

Ngày 12/8, hãng thông tấn nhà nước Hina của Croatia đưa tin, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine cuối tháng 2/2022, gần 50.000 du khách Nga đã tới nước này.

13.08.2022

Chính phủ Nga dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh do dịch COVID-19

Nga thông báo sẽ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đã được áp đặt với công dân nước ngoài đến từ một số quốc gia trong thời gian đại dịch.

04.07.2022

Vyborg - thành phố cổ phong cách Thụy Điển trong lòng nước Nga

Vyborg là thành phố cổ thuộc tỉnh Leningrad, nằm cách thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga khoảng 2 tiếng lái xe ôtô (140km) và cách biên giới Phần Lan chỉ 30-50km.

15.06.2022