Tình yêu "cha truyền con nối" đối với Việt Nam
[img]http://www.vietnamplus.vn/avatar.aspx?ID=45287&at=0&ts=300&lm=634085814814670000[/img]
Ông Alexei Syunnerberg và con trai Maxim. (Ảnh tư liệu của gia đình).
Ông Alexei, sinh năm 1944, và anh Maxim, sinh năm 1980 là công dân Liên bang Nga. Họ có điểm chung là giỏi tiếng Việt, hiểu sâu lịch sử, văn hoá, tập tục của người Việt, đều rất yêu đất nước Việt Nam.
Hai người mang một họ hiếm gặp ở Nga - Syunnerberg. Hai cha con họ, một là phóng viên đặc biệt, nguyên Trưởng ban tiếng Việt của Đài Tiếng nói nước Nga, một là giảng viên tiếng Việt của Trường Đại học Tổng hợp quốc gia Mátxcơva (MGU) và Trường Đại học Quan hệ quốc tế Mátxcơva (MGIMO), tiến sĩ về lịch sử Việt Nam.
Một buổi tối cuối tháng Tư ở trung tâm Hà Nội, Alexei Syunnerberg đã tâm sự với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) về tình yêu “di truyền” và “gia truyền” của cha con ông đối với Việt Nam.
Năm 1962, thi đậu vào Viện các nước Á-Phi, MGU, Alexei buộc phải lựa chọn giữa chuyên ngành tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Việt. Ông đã chọn phương án hai.
“Ông có lúc nào thấy hối hận?”. Câu hỏi đùa này được Alexei tiếp nhận và trả lời hết sức nghiêm túc: “Không bao giờ. Ngược lại, tôi rất hạnh phúc. Tôi không nói xã giao. Hiện nay, tôi có nhiều bạn ở Việt Nam hơn ở Nga, và ở Mátxcơva, tôi cũng có nhiều bạn người Việt hơn người Nga.”
Quả thực, cộng đồng người Việt ở Nga mấy chục năm nay đã quá quen thuộc với một “ông Tây” có cái đầu sáng bóng và nói tiếng Việt “như ta.”
Hầu như không có một hoạt động lớn, nhỏ nào của cộng đồng mà ông vắng mặt, dù ở Đại sứ quán hay tại chợ Vòm, trong ký túc xá hay trong một nhà hàng Việt Nam nào đó. Hình ảnh mà mọi người ghi nhớ nhất là ông luôn kè kè bên người chiếc máy ghi âm “đặc chủng” to quá khổ của nhà đài, năng nổ tác nghiệp như phóng viên mới vào nghề và không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào để tiếp cận các “yếu nhân.” Thực sự, mọi người đã coi ông như người nhà.
Với các thế hệ phóng viên TTXVN thường trú tại Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay, ông là người đồng nghiệp tận tình, sẵn sàng chia sẻ thông tin một cách vô tư.
Năm 1967, tốt nghiệp đại học, như lẽ thường Alexei sẽ được sang Hà Nội để thực tập tiếng Việt một thời gian. Nhưng lúc đó đế quốc Mỹ đã đưa chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, các khoá thực tập của sinh viên nước ngoài tại Việt Nam đều bị đình lại. Thế là ông mất cơ hội được tiếp cận với tiếng Việt, văn hoá Việt ngay trên đất Việt.
Ông nói nửa đùa nửa thật rằng cho đến tận bây giờ ông vẫn chưa tha thứ cho nước Mỹ về chuyện này, cho dù sau này ông có tới 15 chuyến sang Việt Nam.
Alexei tính chi li rằng dù nhiều lần đến Việt Nam nhưng thời gian sống ở “đất nước nụ cười” chỉ khoảng bốn tháng.
Ông nói không che giấu sự ghen tị: “Trong khi con trai tôi tuổi đời ít hơn nhiều (dĩ nhiên) và chỉ ba lần sang Việt Nam (một lần bỏ tiền túi đi du lịch) nhưng thời gian lưu lại đã quá mấy lần. Chỉ riêng đợt thực tập năm 2000 cháu đã được ở Hà Nội tới những 10 tháng”.
44 năm làm việc ở đài (trước năm 1991 gọi là Đài Phát thanh Mátxcơva, bây giờ là Đài Tiếng nói nước Nga), thêm bốn năm học đại học, Alexei Syunnerberg tổng cộng có suýt soát nửa thế kỷ gắn bó với tiếng Việt, với Việt Nam.
Ông nhớ lại: “Đoàn đại biểu Việt Nam sang Liên Xô có thời kỳ hầu như ngày nào cũng có. Tôi được tiếp xúc với rất nhiều đoàn, từ cấp rất cao đến các cấp thấp hơn, vì vậy có nhiều dịp cọ xát. Do đó mà tôi phát âm tiếng Việt tốt hơn Maxim cho dù cháu nắm ngữ pháp và hiểu lịch sử Việt Nam sâu hơn, chuyên ngành của cháu mà. Còn về sự đam mê Việt Nam thì chưa biết ai hơn ai.”
Khi được hỏi “Liệu có phải ông nắn cho Maxim thi vào khoa tiếng Việt?” ông trả lời: “Không phải, cháu quan tâm đến Việt Nam một cách tự nhiên, không do định hướng. Năm lên 6 tuổi, thấy tôi chuẩn bị đi công tác xa, Maxim nằn nì: “Cho con sang Việt Nam với”. Tôi không thể mang cháu đi cùng nên đành phải nói: “Sau này con sẽ tự sang Việt Nam, không cần phải ăn theo bố”. Tại sao cháu đòi đi? Vì trong nhà tôi có nhiều tranh, ảnh, đồ lưu niệm về Việt Nam, câu chuyện thường ngày của bố mẹ cũng về đất nước Việt Nam, các vị khách thường xuyên của gia đình tôi cũng là người Việt..."
Ông Alexei tự hào khoe rằng có hai vị lãnh đạo cao nhất của Việt Nam biết đến Maxim dù chưa một lần gặp mặt. Ngày 3/7/1980 là thời điểm kết thúc chuyến bay vũ trụ Xô-Việt. Cũng ngày hôm đó, Alexei có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam.
Đang trên đường đi thì ông được tin vợ sinh con trai đầu lòng và cũng là duy nhất. Ông Nguyễn Văn Linh nhận ra niềm vui không giấu được của người phóng viên Liên Xô và hỏi lý do. Rồi ông mở chai rượu vodka để chúc mừng “theo đúng phong tục Nga” và nói đùa rằng ông hy vọng nhóc lớn lên sẽ giỏi tiếng Việt như bố.
Sáu năm sau ông Nguyễn Văn Linh sang thăm lại Liên Xô, lúc này đã là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông nhận ra Alexei Syunnerberg và hỏi thăm về cậu con trai, rằng cậu đã kịp học từ tiếng Việt nào chưa.
Còn Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang thăm chính thức Liên bang Nga tháng 10/2008. Nhà báo Alexei có dịp tiếp xúc và tặng Chủ tịch cuốn Từ điển Chủ đề Nga-Việt do Maxim biên soạn. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết mở ra xem và khen ngợi tác giả.
“Còn mục đích chuyến thăm Việt Nam lần này của ông là gì?” Nhà báo Alexei đáp: “Tôi mang theo tất cả những tư liệu mà tôi sưu tập được trong suốt 30 năm qua về các chiến sĩ cách mạng Việt Nam đã tham gia bảo vệ Mátxcơva trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại"./.
Theo vietnamplus.vn
TIN LIÊN QUAN
Rạp chiếu phim trực tuyến Premier tăng trưởng gấp đôi số người đăng ký trong nửa đầu năm - lên 2,1 triệu
01/08/2022
Theo quyết định của ban tổ chức, năm nay, Nga sẽ không trao giải thưởng văn học toàn Nga 'Sách bán chạy quốc gia', trong khi những cuốn sách trong danh sách bình chọn phản ánh một cách đáng ngạc nhiên tâm trạng của công chúng năm 2022.
26/04/2022
Vào ngày chủ nhật 24.4.2022, toàn thể thế giới Kitô bao gồm các tín hữu Chính thống giáo, Công giáo và Tin Lành cùng hân hoan đón thánh lễ Phục sinh. Đây cũng được coi là ngày lễ cổ xưa nhất nước Nga, xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ X.
Hải quan Phần Lan viện dẫn lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) xung quanh tình hình Ukraine rồi thu giữ các tác phẩm nghệ thuật được mượn từ Nga để trưng bày ở châu Âu.
08/04/2022
Viện Ngôn ngữ Nga quốc gia mang tên A. S. Pushkin đã công bố "Chỉ số về vị trí của tiếng Nga trên thế giới" trong năm 2021, theo đó tiếng Nga là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới.
31/03/2022
Lễ hội Tiễn mùa đông Maslenitsa là truyền thống từ lâu đời của người dân “xứ sở Bạch Dương”. Trong suốt lễ hội, mọi người vui chơi xả láng hết cả tuần.
14/03/2022
Bộ sách "Siêu lý tình yêu" của triết gia người Nga Vladimir Soloviev vừa được Nhà xuất bản Tri thức tái bản sau nhiều năm vắng bóng.
11/03/2022
Sau hai tuần quay phim trên Trạm Vũ trụ Quốc tế, nữ nghệ sĩ và đạo diễn điện ảnh Nga có một phi hành gia tháp tùng đã trở về Trái đất bình an.
Nam diễn viên Heo Sung-tae đóng vai trùm xã hội đen Jang Deok Soo với số áo «101» trong bộ phim truyền hình Hàn Quốc «Trò chơi con mực» («The Squid Game») hóa ra là một người thạo tiếng Nga, thậm chí có thời anh từng làm việc ở nước Nga.
13/10/2021
Sau thời gian tập huấn và chuẩn bị, một đoàn làm phim Nga sẽ được đưa lên vũ trụ. Bộ phim đầu tiên quay ngoài không gian bấm máy trong tháng 10.
04/10/2021