Việt Nam đứng thứ 9 về nhập khẩu vũ khí Nga
Sau đây là một số thống kê về hoạt động xuất khẩu vũ khí của Nga, trong giai đoạn 2002 - 2009.
Mặc dù Ấn Độ và Trung Quốc vẫn là các nước nhập khẩu nhiều nhất vũ khí Nga, nhưng tỷ trọng của họ trong tổng doanh số xuất khẩu vũ khí Nga đã giảm đáng kể (*).
Tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí Nga là 32,1%, của Ấn Độ là 22,5%.
Đáng lưu ý là trong khi tỷ trọng của Trung Quốc và Ấn Độ giảm dần, thì Nga tăng mạnh được xuất khẩu vũ khí sang các quốc gia khác. Các khách hàng lớn mua vũ khí Nga là Algeria, Venezuela, Iran, Ai Cập, Syria, Malaysia, Việt Nam, Yemen, Indonesia, Sudan, Hy Lạp, Hàn Quốc, Jordanie, Kazakhstan và nhiều nước khác.
Đứng thứ 3 trong giai đoạn 2002-2009 trong cơ cấu xuất khẩu vũ khí Nga là Algeria - 10,4%. Tỷ trọng của Algeria theo các năm là: 3,4% năm 2002, 1,5% năm 2003, 1,9% năm 2004, 0,5% năm 2005, 2,5% năm 2006, 6,2% năm 2007, 24,4% năm 2008 và 28,5% năm 2009.
Đứng thứ 4 là Venezuela (7%), tuy nhiên, Nga chỉ bắt đầu cung cấp vũ khí cho Caracas từ năm 2006 (10,6%), năm 2007 - 15,8%, năm 2008 - 11,8%, năm 2009 - 8,7%.
Đứng thứ 5 trong giai đoạn 2002-2009 là Iran - 4,7%. Đỉnh điểm bán vũ khí cho Iran là năm 2006, khi tỷ trọng của Tehran trong tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí Nga là 16,2%.
Giữ vị trí thứ 6 trong giai đoạn 2002-2009 là Syria - 3%. Đỉnh điểm bán vũ khí cho Syria là năm 2008 (tỷ trọng của Syria trong tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí Nga năm 2008 là 9,7%).
Ai Cập đứng thứ 7 trong giai đoạn 2002-2009 - 2,7%. Đỉnh điểm bán vũ khí cho Ai Cập là năm 2007 (tỷ trọng của Ai Cập trong tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí Nga năm 2007 là 8,1%).
Đứng thứ 8 trong giai đoạn 2002-2009 là Malaysia - 2,4%. Đỉnh điểm bán vũ khí cho Malaysia là năm 2007-2009, tương ứng là 4,5%, 4,3% và 4,2%.
Đứng thứ 9 trong giai đoạn 2002-2009 là Việt Nam - 1,7%. Đỉnh điểm bán vũ khí cho Việt Nam là năm 2005 (6,7% trong tổng kim ngạch 2005).
Đứng thứ 10 trong giai đoạn 2002-2009 là Yemen - 1,4%. Đỉnh điểm bán vũ khí cho Yemen là năm 2002 (7,2% trong tổng kim ngạch 2002).
Các vị trí trong nhóm 10 nước thứ hai mua vũ khí Nga giai đoạn 2002 - 2009 theo tỷ trọng giảm dần là: Indonesia (1,3%), Sudan (1,2%), Hy Lạp (1,2%), Hàn Quốc (0,8%), Jordanie (0,8%), Kazakhstan (0,7%), Czech (0,5), Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (0,5%), Maroc (0,4%) và Myanmar (0,4%).
Tính tổng cộng trong giai đoạn 2002-2009, theo các hợp đồng ghi nhận được, Nga đã cung cấp vũ khí cho 64 nước.
Năm 2003 - 80% (44,2 và 35,8%); Năm 2004- 67,8% (46,5 và 21,3%), năm 2005- 78,7% (65 và 13,7%), năm 2006 - 51,1% (30,6 và 20,5%);
Năm 2007 - 42,1% (20 và 22,1%), năm 2008 - 38,5% (19,2 và 19,3%), năm 2009 - 36,5% (11,8 và 24,7%);
TIN LIÊN QUAN
Rạp chiếu phim trực tuyến Premier tăng trưởng gấp đôi số người đăng ký trong nửa đầu năm - lên 2,1 triệu
01/08/2022
Theo quyết định của ban tổ chức, năm nay, Nga sẽ không trao giải thưởng văn học toàn Nga 'Sách bán chạy quốc gia', trong khi những cuốn sách trong danh sách bình chọn phản ánh một cách đáng ngạc nhiên tâm trạng của công chúng năm 2022.
26/04/2022
Vào ngày chủ nhật 24.4.2022, toàn thể thế giới Kitô bao gồm các tín hữu Chính thống giáo, Công giáo và Tin Lành cùng hân hoan đón thánh lễ Phục sinh. Đây cũng được coi là ngày lễ cổ xưa nhất nước Nga, xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ X.
Hải quan Phần Lan viện dẫn lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) xung quanh tình hình Ukraine rồi thu giữ các tác phẩm nghệ thuật được mượn từ Nga để trưng bày ở châu Âu.
08/04/2022
Viện Ngôn ngữ Nga quốc gia mang tên A. S. Pushkin đã công bố "Chỉ số về vị trí của tiếng Nga trên thế giới" trong năm 2021, theo đó tiếng Nga là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới.
31/03/2022
Lễ hội Tiễn mùa đông Maslenitsa là truyền thống từ lâu đời của người dân “xứ sở Bạch Dương”. Trong suốt lễ hội, mọi người vui chơi xả láng hết cả tuần.
14/03/2022
Bộ sách "Siêu lý tình yêu" của triết gia người Nga Vladimir Soloviev vừa được Nhà xuất bản Tri thức tái bản sau nhiều năm vắng bóng.
11/03/2022
Sau hai tuần quay phim trên Trạm Vũ trụ Quốc tế, nữ nghệ sĩ và đạo diễn điện ảnh Nga có một phi hành gia tháp tùng đã trở về Trái đất bình an.
Nam diễn viên Heo Sung-tae đóng vai trùm xã hội đen Jang Deok Soo với số áo «101» trong bộ phim truyền hình Hàn Quốc «Trò chơi con mực» («The Squid Game») hóa ra là một người thạo tiếng Nga, thậm chí có thời anh từng làm việc ở nước Nga.
13/10/2021
Sau thời gian tập huấn và chuẩn bị, một đoàn làm phim Nga sẽ được đưa lên vũ trụ. Bộ phim đầu tiên quay ngoài không gian bấm máy trong tháng 10.
04/10/2021