Vietnews.ru
Xã hội

Năm bước đi khó tin của Nga trong năm 2018

07/01/2018 (Đọc 6 phút)

Xem thêm:

Năm 2017 là năm nhiều khó khăn đối với nước Nga, biện pháp trừng phạt đã không được nới lỏng như chờ đợi. Trong năm mới 2018, chế độ án phạt cũng không chắc đã được cải thiện, còn cán cân trên thị trường dầu mỏ cũng vẫn bấp bênh. Tuy nhiên, Moskva có thể tiến hành những bước đi làm thay đổi cục diện và phần nhiều những bước đi đó sẽ bất ngờ hoặc thậm chí khó tin.


Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN

1. Bãi bỏ lệnh cấm nhập khẩu

Lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm của Nga có hiệu lực từ ngày 7/8/2014 đối với một số mặt hàng của Mỹ, EU, Australia, Na Uy và Canada. Từ ngày 13/8/2015, danh sách các nước bị cấm xuất khẩu vào Nga được mở rộng thêm Albania, Herzegovina, Iceland, Liechtenstein, từ ngày 1/6/2016 thêm Ukraine. 

Ngày 30/6/2017 Tổng thống Vladimir Putin gia hạn lệnh cấm nhập khẩu từ Mỹ và EU vào Nga đến ngày 31/12/2018. 

Năm 2016 giới chuyên gia đã đánh giá thiệt hại của EU từ lệnh cấm này vào khoảng 50 tỷ euro, và thiệt hại năm 2017 tăng lên 70 - 80 tỷ euro.

Nga coi lệnh cấm là lời đáp trả lại hành động của Mỹ, EU và các nước khác và tuyên bố lệnh cấm sẽ chỉ được bãi bỏ khi các biện pháp trừng phạt Nga được dỡ bỏ.

Tuy nhiên, Nga có thể dỡ bỏ lệnh cấm đối với hàng hóa từ EU, nơi bất bình cao nhất với biện pháp trừng phạt Nga, để cho thấy họ sẵn sàng thỏa hiệp. Một sức ép gia tăng từ phía doanh nghiệp lên các chính trị gia châu Âu có thể thúc đẩy bước đi này, chế độ trừng phạt có thể ít nhất được nới lỏng hoặc bắt đầu được nới lỏng.

2. Ngân hàng Trung ương Nga sẽ không giảm lãi suất

Trong năm 2017 Ngân hàng Trung ương Nga đã 6 lần giảm lãi suất, lần cuối cùng giảm hẳn 0,5 điểm phần trăm, còn 7,75%. Hiện thị trường chờ đợi chính sách tiền tệ - tín dụng sẽ tiếp tục được nới lỏng, bản thân Ngân hàng Trung ương Nga không loại trừ giảm lãi suất vào đầu năm, và trong vòng 1 - 2 năm tới lãi suất sẽ giảm còn 6 - 7%. 

Không nghi ngờ rằng Ngân hàng Trung ương sẽ tiếp tục giảm lãi suất, nhất là khi lạm phát năm 2017 ở mức 2,4 - 2,5%, rất xa với mục tiêu 4%.

Tuy nhiên trong thực tế tất cả phụ thuộc vào tình hình kinh tế. Khả năng nới lỏng án phạt hoặc bất kỳ một nhân tố nào khác, bao gồm giá dầu lại giảm, đều có thể khiến tỷ giá xấu đi và lạm phát tăng nhanh.

Trong điều kiện đó Ngân hàng Trung ương Nga có thể hoãn việc giảm lãi suất lại để không tăng thêm sức ép. Dù đó sẽ là bước đi logic và đúng đắn, song sẽ là cú sốc đối với thị trường và nhà đầu tư.

3. Cổ phần hóa ồ ạt

Kế hoạch cổ phần hóa năm 2017 - 2019 được Chính phủ phê chuẩn vào tháng 2, liên quan đến án cổ phần nhà nước ở các doanh nghiệp “ALROSA”, “Sovkomflot” và ngân hàng VTB. 100% cố phần nhà nước trong “Sovkomflot” sẽ được giảm xuống 25%+1. Dự định bán 10,9% cổ phần của VTB, song được hoãn lại do VTB đang phải chịu án phạt (từ năm 2014).

Bộ Phát triển Kinh tế hy vọng thu về 36 tỷ ruble từ cổ phần hóa. Dù kế hoạch này quá tham vọng, vì trong điều kiện án phạt khó mà tìm được nhà đầu tư tư nhân mới, Chính phủ vẫn có thể mở rộng danh sách cổ phần hóa. Khó tin, song cho đến cuối năm có thể chờ đợi tiếp tục bán các ngân hàng, chia nhỏ các tập đoàn nhà nước lớn như Gazprom hay Rosneft.

4. Hợp pháp hóa tiền điện tử (crypto currency)

Vấn đề này hiện đang gay cấn trên thế giới. Một mặt, không chính phủ nào muốn công nhận, đặt nó ngang hàng với đồng tiền quốc gia. Mặt khác, nhiều khả năng đi đầu trong việc hợp pháp hóa nó sẽ cho những cơ hội kinh tế vô cùng to lớn.

Bộ Tài chính và Bộ Kinh tế Nga có những bình luận dè dặt về vấn đề này, so sánh nó với kim tự tháp tài chính nổi danh một thời MMM. Tuy nhiên, Bộ Tài chính không cấm người dân giao dịch đồng tiền ảo. 

Về phía những người ủng hộ đồng tiền ảo có Cố vấn tổng thống Nga về các vấn đề hội nhập kinh tế khu vực Sergey Glaziev. Ông đề xuất công nhận tiền ảo là tiền, một “hình thức tiền thứ ba” và lập ra đồng tiền ảo quốc gia, còn vì mục đích tránh án phạt.

Toàn quyền về kinh doanh Bói Titov cũng đề nghị Ngân hàng Trung ương giao dịch tiền điện tử như một ngoại tệ, đổi chúng ra đồng ruble, sử dụng trong xuất khẩu và nhập khẩu. 

Cho đến ngày 1/7/2018, Nga sẽ phải đưa vào luật quy chế của đồng tiền điện tử, khái niệm công nghệ chuỗi khối (blockchain), cũng như token (Chữ ký số) và Hợp đồng thông minh. Cơ quan quản lý phải xây dựng được các yêu cầu đối với “đào tiền ảo” (mining), ICO, và nghĩ ra biện pháp để đánh thuế các “thợ mỏ”.

5. Ra khỏi thỏa thuận OPEC+

Nhờ có thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ mà giá dầu giữ được ở mức ổn định và khá cao. 

Trong lúc này, Ngân hàng Trung ương Nga cho rằng tình hình thị trường dầu thế giới đang tác động trái chiều đến nền kinh tế Nga. Một mặt, thỏa thuận cắt giảm sản lượng kiềm giữ Nga tăng xuất khẩu dầu, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đầu tư ở khu vực khai thác dầu mỏ. Mặt khác, nhân tố giá kiềm giữ nguồn thu từ xuất khẩu. Cùng với xuất khẩu hàng hóa khác gia tăng do nhu cầu bên ngoài, nó làm tăng thặng dư cán cân thương mại và đảm bảo tính bền vững cho các giao dịch vãng lai của cán cân thương mại Nga nói chung.

Song nếu giá dầu giảm bất chấp thỏa thuận của OPEC+ hoặc thỏa thuận không hiệu quả như mong muốn, thì bản thân thỏa thuận sẽ mất ý nghĩa. Từ trước các công ty Nga đã không mặn mà ủng hộ gia hạn thỏa thuận, vì vậy trong trường hợp này tốt hơn nên dừng thỏa thuận, và chất xúc tác ở đây chính là việc Nga rời khỏi thỏa thuận.

Theo TTXVN


Tags: chính sách



TIN LIÊN QUAN

Tổng tài sản ròng của những người giàu nhất nước Nga đã tăng 10,4 tỷ USD kể từ đầu năm bất chấp các lệnh trừng phạt chưa từng có của phương Tây đối với giới doanh nhân nước này.

Xã hội,

08/03/2023

Những người Nga chỉ dùng ruble hầu như không bị ảnh hưởng, trong khi người cần ngoại tệ hay có đầu tư ở nước ngoài thì gặp khó.

Xã hội,

18/02/2023

Các biện pháp cấm vận chưa từng có đối với các cá nhân Nga kể từ khi Moscow phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine đã tác động mạnh đến danh sách những người giàu nhất nước Nga, theo ước tính mới nhất của Forbes.

Xã hội,

16/01/2023

Hơn 5 triệu người Nga đã chuyển sang dùng các mạng xã hội do người Nga sáng lập sau khi Instagram, TikTok... hạn chế người dùng ở Nga.

Xã hội,

14/01/2023

Tổng thống LB Nga Vladimir Putin tối 31/12 đã gửi lời chúc mừng năm mới tới người dân Nga.

Xã hội,

01/01/2023

Theo hãng tin TASS, ngày 12/12, Điện Kremlin thông báo buổi họp báo thường niên của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không diễn ra trước thềm Năm mới.

Xã hội,

12/12/2022

Tình trạng nhu cầu vàng tăng vọt diễn ra sau khi Nga bỏ thuế giá trị gia tăng 20% với vàng và sau đó bỏ thuế doanh thu 13% với hoạt động bán vàng giai đoạn năm 2022-2023.

Xã hội,

03/11/2022

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết lệnh động viên một phần 300.000 quân dự bị để chiến đấu ở Ukraine mà Nga công bố hồi tháng 9 đã hoàn tất.

Nga cảnh báo châu Âu có thể trả giá đắt về kinh tế khi nỗ lực thoát phụ thuộc vào năng lượng của Moscow.

Xã hội,

28/10/2022

Theo Ngân hàng Trung ương Nga, vào ngày thứ 6 tuần trước nhu cầu về "tiền mặt" của dân Nga gần như tăng gấp đôi so với ngày hôm trước - lên đến 144,8 tỷ rúp từ 69 tỷ rúp.

Xã hội,

03/10/2022

Đón khách Nga trở lại

Sau nửa năm ngưng trệ, doanh nghiệp lữ hành sẽ đón những đoàn khách Nga đầu tiên đến Việt Nam du lịch, nghỉ dưỡng.

Phần Lan đóng cửa biên giới với du khách Nga

Phần Lan sẽ đóng cửa biên giới đối với khách du lịch Nga, bắt đầu từ nửa đêm nay theo giờ địa phương (tức 4h sáng 30/9 theo giờ Việt Nam).

30.09.2022

Phần Lan đóng biên với công dân Nga có thị thực Schengen

Phần Lan sẽ cấm công dân Nga có thị thực Schengen nhập cảnh nước này, trong bối cảnh lượng người đến tăng đột biến sau lệnh động viên quân.

29.09.2022

Khu rừng đỏ bí ẩn ở Nga

Rừng bách ở thung lũng Sukko, miền Nam nước Nga, mang một vẻ huyền bí như trong truyện cổ tích. Tuy nhiên, đây không phải khu rừng tự nhiên. Nó được tạo nên từ bàn tay con người.

18.09.2022

Phần Lan cắt 90% thị thực du lịch Nga

Phần Lan cho biết sẽ cắt giảm 90% thị thực du lịch Nga so với mức hiện tại kể từ ngày 1/9, nhằm phản ứng với xung đột Ukraine.

16.08.2022