Người dân Mỹ và Nga chưa hài lòng với các chính sách về môi trường
Người dân tại Mỹ và Nga - hai trong số những nước có lượng khí phát thải hàng đầu thế giới - bày tỏ sự không hài lòng với cách thức xử lý các vấn đề môi trường của chính phủ trong những năm gần đây.
Nhân Ngày Trái Đất (22/4), hãng thăm dò Gallup có trụ sở tại Mỹ đã tiến hành một cuộc thăm dò ý kiến của người dân tại 145 nước về nỗ lực của chính phủ các nước này trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính carbon dioxide.
Theo kết quả thăm dò công bố ngày 22/4, tại Mỹ và Nga - hai trong số những nước có lượng khí phát thải hàng đầu thế giới, Gallup ghi nhận gia tăng số ý kiến không hài lòng với cách thức xử lý các vấn đề môi trường của chính phủ trong những năm gần đây.
Cụ thể, tỷ lệ người Mỹ được hỏi cho ý kiến không hài lòng tăng từ mức 52% trong năm 2017 lên 56%.
Đây là thực tế dễ hiểu khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nới lỏng các quy định về môi trường ngặt nghèo mà ông cho là cản trở kinh tế phát triển.
Thậm chí, tháng 11/2019, nhà lãnh đạo này đã chính thức rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Còn tại Nga, tỷ lệ người dân không hài lòng với các chính sách bảo vệ môi trường đã tăng 3% lên 59%. Tháng Ba vừa qua, Moskva cam kết tới năm 2030, cắt giảm 30% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với mức của năm 1990.
Trong khi đó, người dân Trung Quốc, Saudi Arabia, ngày càng tin tưởng những nỗ lực bảo vệ môi trường của chính phủ.
Tại Trung Quốc, số ý kiến hài lòng về những nỗ lực bảo vệ môi trường của các cơ quan chức năng đã tăng từ 68% ghi nhận năm 2017 lên con số 85%. Trung Quốc cam kết tăng tỷ lệ sử dụng nhiên liệu phi hóa thạch ở nước này lên 20% vào cuối thập kỷ tới, tăng 10% so với năm 2020.
Tại Saudi Arabia, 79% số người được hỏi hài lòng với chính sách bảo vệ môi trường của chính phủ. So với năm 2019, tỷ lệ này tăng 6%. Saudi Arabia - nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, thông báo nước này có kế hoạch triển khai cơ chế mua bán hạn ngạch carbon để đa dạng hóa nguồn cung năng lượng và giảm lượng khí thải carbon.
Mức độ hài lòng gia tăng đáng kể tại các nước châu Á và phía Nam sa mạc Sahara của châu Phi. Trong khi đó, chỉ số hài lòng tại Liên minh châu Âu (EU), Mỹ Latin và Bắc Mỹ tiếp tục có chiều hướng đi xuống.
Theo TTXVN
TIN LIÊN QUAN
Tài phiệt khai mỏ Alisher Usmanov đổ vỡ nhiều thương vụ vì lệnh trừng phạt, còn Roman Abramovich muốn đòi bồi thường hơn 1 triệu USD.
19/07/2022
Nhờ nguồn thu từ dầu khí lên cao, Moskva tăng hỗ trợ cho trẻ em, người về hưu và cấp tiền từ ngành hàng không đến bất động sản.
04/07/2022
Theo số liệu của Bộ Nội vụ Nga và Viện Chính sách kinh tế Gaidar, từ tháng 1 đến 5/2022, số người di cư lao động ở Nga tăng mạnh so cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn những người đến Nga làm việc đều sẵn sàng sinh sống hợp pháp, nhờ chính sách “ân xá di cư” trong thời kỳ đại dịch.
03/07/2022
Nga ngày 1/7 thông báo chấm dứt toàn bộ các hạn chế được áp dụng để phòng dịch COVID-19, bao gồm quy định đeo khẩu trang, trong bối cảnh số ca tử vong do dịch bệnh này giảm đều.
Người đứng đầu cảnh sát giao thông Mikhail Chernikov cho biết tại Nga vào cuối năm nay, họ có kế hoạch đưa vào sử dụng bằng lái xe điện tử. Giấy chứng nhận đăng ký xe (CTCK) cũng sẽ được chuyển sang dạng điện tử.
Kết quả phân tích dữ liệu di cư hé lộ hơn 15.000 triệu phú dự kiến sẽ rời khỏi Nga trong năm nay. Điều này được tin một phần vì chiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine.
14/06/2022
Chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh thay thế thương hiệu McDonald's ở Nga bắt đầu hoạt động với tên gọi "Vkusno i tochka" (Ngon tuyệt, chấm hết!).
12/06/2022
Cây cầu bắc qua sông Amur, nối liền thành phố Blagoveshchensk của Nga với thành phố Hắc Hà của Trung Quốc, được khánh thành sau 6 năm xây dựng.
Nhiều công ty và cá nhân người Nga đang kiện các lệnh trừng phạt của châu Âu ra trước tòa án.
08/06/2022
Vợ tỷ phú Nga Andrey Melnichenko cho rằng, việc EU áp lệnh trừng phạt với bà là không hợp lý, vì bà chưa bao giờ có quốc tịch Nga hoặc cư trú ở Nga.
05/06/2022