Nga và Nhật Bản đồng loạt thí điểm CBDC vào tháng 4/2023
Đồng tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương hai nước Nga và Nhật Bản sẽ cùng lúc bước vào giai đoạn thí điểm trong tháng 4/2023 tới.
Nga chốt lịch triển khai thử nghiệm đồng rúp kỹ thuật số
Đồng tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Nga (CBDC) đã sẵn sàng cho giai đoạn thí điểm, Phó Thống đốc Ngân hàng Olga Skorobogatova xác nhận ngày 17/02.
Theo đó, thử nghiệm ban đầu được tiến hành với một nhóm cá nhân/tổ chức được chọn. Hãng thông tấn Nga TASS đưa tin, hiện đã có 13 ngân hàng sẵn sàng tham gia. Như Coin68 đã đưa tin, Nga sẽ bắt đầu kết nối tất cả các ngân hàng và tổ chức tín dụng với đồng rúp kỹ thuật số từ đây đến năm 2024.
Ngân hàng Trung ương Nga lần đầu tiên đề xuất phát triển CBDC là vào tháng 10/2020. Trong các bình luận sau đó, ngân hàng nhận định CBDC giúp giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế Nga vào đồng USD và hạn chế tác động của các lệnh trừng phạt nước ngoài kể từ khi xâm lược Ukraine.
Nga từng ra mắt các thử nghiệm đồng rúp vào tháng 2 năm ngoái, sau khi công bố lộ trình CBDC chính thức và lập nhóm 12 ngân hàng phục vụ cho thí điểm, trong đó có Sber, VTB, Tinkoff Bank…
Nhật Bản khởi động thí điểm sau hai năm
Nhật Bản vừa ra thông báo về việc thí điểm CBDC của nước mình, sau hơn hai năm thử nghiệm Proof-of-Concept của Ngân hàng Trung ương BoJ.
Đồng thời điểm với Nga, Nhật Bản cũng sẽ khởi động một chương trình thử nghiệm việc sử dụng đồng yên kỹ thuật số vào tháng 4 tới.
Giám đốc điều hành BoJ Shinichi Uchida thông báo trong cuộc họp gần đây:
“Mục đích của chương trình thí điểm là để kiểm tra tính khả thi về mặt kỹ thuật và thiết kế hệ sinh thái CBDC bằng các kỹ năng và hiểu biết của các doanh nghiệp tư nhân.”
Động thái trên diễn ra sau hơn hai năm thử nghiệm Proof-of-Concept của BoJ xung quanh đồng yên kỹ thuật số. Mặt khác, đây cũng là thời điểm BoJ chuyển giao quyền lực. Kazuo Ueda dự kiến sẽ tiếp quản công việc của Haruhiko Kuroda khi nhiệm kỳ 5 năm thứ hai của ông kết thúc vào tháng 4.
Trước đó, Nhật Bản từng “đổi giọng” tuyên bố không phát hành CBDC. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra vào năm 2026 sau quá trình khám phá và thử nghiệm kỹ lưỡng. Song dù cho xứ sở phù tang đang trở nên nghiêm khắc hơn với crypto, thì mảng metaverse và NFT lại đang đạt nhiều động lực phát triển.
Nhìn chung, hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới đều đang ráo riết phát triển hình thức tiền số được nhà nước hậu thuẫn, đơn cử là Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Trung Quốc…
Theo Coin68
TIN LIÊN QUAN
Đồng tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương hai nước Nga và Nhật Bản sẽ cùng lúc bước vào giai đoạn thí điểm trong tháng 4/2023 tới.
18/02/2023
Bitcoin (BTC) và thị trường tiền mã hóa nối dài chuỗi ngày phục hồi bắt đầu từ cuối tháng 10 với việc trở lại ngưỡng giá cao nhất 7 tuần qua.
05/11/2022
Các lệnh trừng phạt mới của EU đối với Nga đã “cấm cửa” hoàn toàn các khoản thanh toán crypto vào các ví châu Âu.
07/10/2022
Nga có kế hoạch ra mắt đồng Ruble kỹ thuật số vào đầu năm tới và sử dụng trong thanh toán song phương với Trung Quốc, qua đó làm giảm sự bá quyền tài chính toàn cầu của Mỹ.
Ngân hàng Trung ương Nga đang xem xét dự thảo luật tiền mã hóa của sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất đất nước – Moscow Exchange.
Ngân hàng Trung ương Nga đồng ý thảo luận về việc sử dụng tài sản kỹ thuật số cho thanh toán quốc tế, nhưng phản đối việc sử dụng tiền điện tử làm phương tiện thanh toán trong nước. Điều này đã được người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Elvira Nabiullina tuyên bố trong một cuộc họp báo.
16/09/2022
Việt Nam tiếp tục duy trì vị thế số 1 về chỉ số tiếp nhận tiền mã hóa trên quy mô toàn cầu, theo báo cáo mới nhất của năm 2022 từ Chainalysis.
16/09/2022
Nga được cho đang thảo luận với một số quốc gia đồng minh về việc tung ra các nền tảng thanh toán xuyên biên giới được thực hiện bằng stablecoin.
07/09/2022
Samsung Securities là một trong nhiều đối thủ tài chính nặng ký đang đàm phán với chính phủ cho kế hoạch làm sàn giao dịch crypto.
23/08/2022
Chính phủ Hàn Quốc đang có kế hoạch áp thuế lên đến 50% đối với hoạt động airdrop, theo Bộ Kinh tế và Tài chính.
23/08/2022