Ấn Độ lại hợp tác phát triển chiến đấu cơ với Nga
Năm 2010, Ấn Độ và Nga đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển và sản xuất một chiến đấu cơ phản lực tàng hình cho quân đội cả hai bên và khi đó, Ấn Độ đã tuyên bố dự án này sẽ trở thành chương trình quốc phòng lớn nhất trong lịch sử nước này.
Tuy nhiên, trong hơn 4 năm qua, tiến độ dự án đã bị chậm lại do những tranh cãi về việc mỗi bên sẽ đóng góp bao nhiêu trong các khâu thiết kế, sản xuất, chiến đấu cơ mới sẽ có duy nhất 1 ghế hay sẽ có 2 ghế ngồi cho phi công chính và phi công điều khiển vũ khí như đề xuất của phía không quân Ấn Độ.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) hội đàm với Bộ trưởng quốc phòng Nga Seergei Shoigu trong cuộc gặp ở New Delhi hôm 21-1. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) hội đàm với Bộ trưởng quốc phòng Nga Seergei Shoigu trong cuộc gặp ở New Delhi hôm 21-1. Ảnh: Reuters
Ngày 21-1, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã hội đàm với người đồng cấp Manohar Parrikar của Ấn Độ để xem xét lại tổng thể dự án này cùng với kế hoạch sản xuất 400 trực thăng tiên tiến cho Ấn Độ mỗi năm. Kế hoạch sản xuất trực thăng này đã được thông báo trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng trước.
Một quan chức quốc phòng của Ấn Độ dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Parrikar: “Chúng tôi đã quyết định loại bỏ những bất đồng quanh dự án hợp tác phát triển chiến đấu cơ”. Cả hai bộ trưởng quốc phòng cũng đã đồng ý sẽ theo sát và kiểm tra tiến độ dự án hàng quý
Quyết định đẩy nhanh hợp tác phát triển chiến đấu cơ được New Delhi đưa ra giữa lúc họ đang chuẩn bị đón Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm chính thức Ấn Độ với tư cách khách mời danh dự trong cuộc diễu hành mừng Ngày Cộng hòa Ấn Độ 26-1.
Trong thời gian qua, Ấn Độ và Mỹ cũng đang tăng cường phát triển các mối quan hệ, bao gồm cả việc hợp tác phát triển cơ sở quốc phòng, trong đó Washington đã trở thành một trong 3 nhà cung cấp trang thiết bị quốc phòng hàng đầu cho Ấn Độ. Nhưng mặt khác, New Dehli cũng tỏ ra thận trọng trong việc duy trì mối quan hệ với những đối tác lâu năm như Nga và Iran, dù 2 quốc gia này thường xuyên có những quan điểm và động thái đi ngược lại với phương Tây.
Cựu Thiếu tướng quân độ Ấn Độ Gurmeet Kanwal nói rằng Nga đã đứng về phía Ấn Độ khi Mỹ và đồng minh áp đặt lệnh trừng phạt đối với những chương trình tên lửa và hạt nhân của Ấn Độ, đồng thời khẳng định: “Việc Ấn Độ mua vũ khí và thiết bị quốc phòng từ Nga là một trong những mối quan hệ chiến lược lâu bền nhất giữa 2 nước từ trước đến nay”.
Theo http://nld.com.vn
TIN LIÊN QUAN
Wagner, công ty an ninh tư nhân tuyển nhiều "lính đánh thuê" tham chiến ở Ukraine, khai trương trụ sở tại thành phố St. Petersburg của Nga.
05/11/2022
Tổng thống Putin thông báo Nga huy động được 318.000 quân, vượt 18.000 người so với mục tiêu ban đầu của lệnh động viên một phần.
04/11/2022
Tổng thống Lukashenko thông báo Belarus và Nga sẽ thành lập lực lượng quân sự hiệp đồng để đối phó "gia tăng căng thẳng ở biên giới phía tây".
10/10/2022
Hàng nghìn người tại tỉnh Khabarovsk, miền đông Nga, được đánh giá không đủ tiêu chuẩn nhập ngũ và bị trả về địa phương.
03/10/2022
TT Putin ban lệnh "động viên một phần" tại Nga từ hôm nay, nhấn mạnh mục tiêu "giải phóng Donbass", yêu cầu cấp quy chế pháp lý cho dân quân Ukraine thân Nga.
21/09/2022
Ngoại trưởng Nga nói mục tiêu quân sự của nước này ở Ukraine không còn chỉ tập trung vào Donbass ở miền đông, mà mở rộng sang miền nam và các khu vực khác.
20/07/2022
Lực lượng Nga tuyên bố "hoàn thành nhiệm vụ" và rút khỏi đảo Zmiinyi ở ngoài khơi Biển Đen như "cử chỉ thiện chí" để Ukraine xuất khẩu nông sản.
30/06/2022
Nga truy tố hơn 10 sĩ quan quân đội sau khi hàng trăm lính nghĩa vụ được cử đến Ukraine, trái với yêu cầu của Tổng thống Putin.
07/06/2022
Ngày 26/5, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố một kế hoạch về hành lang nhân đạo, cung cấp cho tàu nước ngoài qua lại an toàn từ các cảng trên Biển Đen của Ukraine.
27/05/2022
Nga chi hơn 300 triệu USD mỗi ngày cho quốc phòng vào tháng 4, trong bối cảnh đang tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine.
20/05/2022