EU trừng phạt Nga vì vụ Navalny
EU nhất trí áp đặt các biện pháp trừng phạt với 6 cá nhân và một thực thể của Nga bị cáo buộc liên quan vụ đầu độc Alexei Navalny.
Lệnh trừng phạt mới của EU áp dụng đối với một số cá nhân như giám đốc FSB Alexander Bortnikov, trưởng bộ phận chính sách nội bộ của chính quyền tổng thống (AP) Andrei Yarin, phó trưởng ban thứ nhất của Văn phòng tổng thống Sergei Kiriyenko và một người thuộc viện nghiên cứu của Nga.
Liên minh châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 6 cá nhân và Viện Nghiên cứu Khoa học Công nghệ và Hóa học Hữu cơ liên quan đến vụ đầu độc nhà sáng lập FBK Alexei Navalny.
Đại sứ từ 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) hôm 14/10 đồng ý thông qua các lệnh trừng phạt theo đề xuất được Pháp và Đức đưa ra hồi tuần trước, thêm rằng Moskva phải chịu trách nhiệm về vụ Navalny.
Theo thông lệ của EU, lệnh trừng phạt sẽ bao gồm lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản. Danh sách cá nhân và thực thể bị trừng phạt sẽ được công bố hôm 15/10, thời điểm lệnh có hiệu lực.
Các cường quốc châu Âu đã nhiều lần yêu cầu Moskva điều tra cáo buộc lãnh đạo đối lập Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok. Tuy nhiên, trong tuyên bố chung tuần trước, Ngoại trưởng Pháp và Đức khẳng định Điện Kremlin đã đưa ra "lời giải thích không đáng tin cậy".
Động thái trừng phạt Nga được thực hiện sau khi Tổ chức Cấm vũ khí Hóa học (OPCW) xác nhận kết quả điều tra của Đức, Pháp và Thụy Điển rằng Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 14/10 chỉ trích các lệnh trừng phạt của EU, cáo buộc tổ chức này "cúi đầu trước áp lực từ Mỹ" và "dùng lệnh trừng phạt thay nghệ thuật ngoại giao". Lavrov cũng cảnh báo động thái của EU sẽ phải hứng chịu hậu quả, nhưng không nêu cụ thể.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 8/10 cũng chỉ trích các nước châu Âu lợi dụng vụ Navalny nghi bị đầu độc như cái cớ để trừng phạt Moskva và dọa sẽ đáp trả thích đáng.
Navalny trước đó cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin đứng sau việc ông đổ bệnh và phải sang Đức điều trị. Navalny khẳng định ông bị đầu độc, trong khi Nga cho rằng không có bằng chứng nào cho thấy điều này.
Tổng thống Putin còn cho rằng Navalny "có thể đã tự đầu độc" trong một âm mưu được lên kế hoạch kỹ lưỡng nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Nga. Ông cũng gọi Navalny là "kẻ gây rối trên Internet từng giả bệnh trong quá khứ".
Theo VnExpress, RBC
TIN LIÊN QUAN
Nga cấm nhập cảnh 287 nghị sĩ Anh và trục xuất nhiều nhà ngoại giao Na Uy, Nhật Bản trong các động thái "ăn miếng trả miếng".
28/04/2022
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Yevgeny Ivanov ngày 25/4 cho biết đã có khoảng 400 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi 28 quốc gia phương Tây kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
26/04/2022
Không dừng lại ở các biện pháp trừng phạt kinh tế, Mỹ và đồng minh phương Tây còn muốn chấm dứt hoàn toàn hoạt động hợp tác với Nga.
24/04/2022
Ngày 21/4, Bộ Ngoại giao Nga thông báo Nga đã ra lệnh đóng cửa các lãnh sự quán của Latvia, Litva và Estonia, đồng thời yêu cầu toàn bộ nhân viên của các cơ quan ngoại giao của những nước ngoài này rời khỏi Nga.
21/04/2022
Tờ Reuters đưa tin vòng trừng phạt thứ sáu của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga sẽ nhằm vào năng lượng và các ngân hàng, đặc biệt là Sberbank.
17/04/2022
Tỉ phú Nga Roman Abramovich được cho là đã sang Kyiv để kết nối việc đối thoại giữa Nga và Ukraine trong bối cảnh hai nước cho rằng đàm phán đang đi vào ngõ cụt.
17/04/2022
Nga đã đưa ra cảnh báo với NATO về việc chấm dứt đối thoại về một Baltic 'phi hạt nhân' nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh này.
14/04/2022
Hôm qua (12/4), cả Nga và Ukraine đều bày tỏ không lạc quan về cuộc hòa đàm từ sau cuộc gặp tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng trước.
13/04/2022
Moscow yêu cầu chi nhánh ở Nga của các tổ chức phi chính phủ nổi tiếng của Mỹ, Anh, Đức và Ba Lan phải đóng cửa.
09/04/2022
Ngày 8/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành luật chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Nga trong bối cảnh chiến dịch quân sự của Moscow vào Ukraine vẫn tiếp diễn.
09/04/2022