Nga khám nhà, điều tra đồng minh của Navalny
Cảnh sát đột kích nhà Lyubov Sobol, đồng minh thân cận của thủ lĩnh đối lập Navalny, với cáo buộc đe dọa người được cho là đặc vụ liên bang.
"Cảnh sát đến căn hộ của Lyubov Sobol lúc 7h sáng nay", tài khoản Twitter của Quỹ Chống Tham nhũng (ACF) do thủ lĩnh đối lập Nga Alexei Navalny thành lập đăng dòng trạng thái cho biết hôm 25/12.
Kira Yarmyash, phát ngôn viên của Navalny, và chủ tịch ACF Ivan Zhdanov thông báo không biết tung tích của Sobol, thêm rằng điện thoại của nữ luật sư 33 tuổi đã tắt máy. Chồng và con gái Sobol được phép rời căn hộ sau vụ đột kích.
"Giới chức đã mở cuộc điều tra hình sự, cáo buộc Sobol xâm phạm tư gia nhằm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực sau khi cô đến nhà người được cho là đặc vụ thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB)", Zhdanov cho hay.
Sobol trước đó đến một căn hộ ở thủ đô Moskva để gặp Konstantin Kudryavtsev, người được cho là một trong những đặc vụ FSB theo dõi Navalny và bị lừa tiết lộ kế hoạch đầu độc thủ lĩnh đối lập Nga. Sobol bị cảnh sát bắt và thẩm vấn trong vài tiếng.
Hãng tin CNN hôm 21/12 công bố nội dung cuộc gọi với Kudryavtsev, trong đó Navalny đóng giả một quan chức cấp cao trong Ủy ban An ninh Quốc gia Nga và yêu cầu Kudryavtsev phân tích về nhiệm vụ. Trong cuộc gọi, Kudryavtsev nói rằng các đặc vụ đã bôi chất độc Novichok vào mặt trong phần đũng quần lót của Navalny.
FSB sau đó khẳng định cuộc gọi giữa Navalny và Kudryavtsev là giả mạo, nhưng không bác bỏ thông tin người này làm việc cho an ninh Nga.
Phát biểu trong cuộc họp báo cuối năm thường niên hôm 17/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin mô tả cáo buộc FSB đầu độc Navalny chỉ là một phần trong những thông tin bịa đặt do tình báo Mỹ cung cấp. "Đó là một thủ thuật để công kích các lãnh đạo Nga", ông cho hay.
Navalny, 44 tuổi, bị ốm nặng trong chuyến bay từ Siberia đến Moskva vào tháng 8 và phải nhập viện tại thành phố Omsk của Nga trước khi được đưa đến Berlin, Đức, điều trị. Chuyên gia một số nước phương Tây kết luận Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok thời Liên Xô. Moskva nhiều lần bác bỏ cáo buộc này.
Theo VnExpress
TIN LIÊN QUAN
Nga cấm nhập cảnh 287 nghị sĩ Anh và trục xuất nhiều nhà ngoại giao Na Uy, Nhật Bản trong các động thái "ăn miếng trả miếng".
28/04/2022
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Yevgeny Ivanov ngày 25/4 cho biết đã có khoảng 400 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi 28 quốc gia phương Tây kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
26/04/2022
Không dừng lại ở các biện pháp trừng phạt kinh tế, Mỹ và đồng minh phương Tây còn muốn chấm dứt hoàn toàn hoạt động hợp tác với Nga.
24/04/2022
Ngày 21/4, Bộ Ngoại giao Nga thông báo Nga đã ra lệnh đóng cửa các lãnh sự quán của Latvia, Litva và Estonia, đồng thời yêu cầu toàn bộ nhân viên của các cơ quan ngoại giao của những nước ngoài này rời khỏi Nga.
21/04/2022
Tờ Reuters đưa tin vòng trừng phạt thứ sáu của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga sẽ nhằm vào năng lượng và các ngân hàng, đặc biệt là Sberbank.
17/04/2022
Tỉ phú Nga Roman Abramovich được cho là đã sang Kyiv để kết nối việc đối thoại giữa Nga và Ukraine trong bối cảnh hai nước cho rằng đàm phán đang đi vào ngõ cụt.
17/04/2022
Nga đã đưa ra cảnh báo với NATO về việc chấm dứt đối thoại về một Baltic 'phi hạt nhân' nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh này.
14/04/2022
Hôm qua (12/4), cả Nga và Ukraine đều bày tỏ không lạc quan về cuộc hòa đàm từ sau cuộc gặp tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng trước.
13/04/2022
Moscow yêu cầu chi nhánh ở Nga của các tổ chức phi chính phủ nổi tiếng của Mỹ, Anh, Đức và Ba Lan phải đóng cửa.
09/04/2022
Ngày 8/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành luật chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Nga trong bối cảnh chiến dịch quân sự của Moscow vào Ukraine vẫn tiếp diễn.
09/04/2022