Nga rút khỏi Hiệp ước bầu trời mở
Bộ Ngoại giao Nga ngày 15-1 thông báo sẽ rút khỏi Hiệp ước bầu trời mở sau động thái mở màn của Mỹ, nhấn mạnh hiệp ước này đã không còn ý nghĩa sau sự ra đi của Washington hồi năm ngoái.
Trong thông cáo được phát ngày 15-1, Bộ Ngoại giao Nga cho biết sẽ bắt đầu các thủ tục trong nước trước khi chính thức thông báo tới các thành viên của Hiệp ước bầu trời mở. Theo quy định, tư cách thành viên của một nước sẽ chấm dứt 6 tháng sau khi có thông báo rút lui chính thức.
Hiệp ước bầu trời mở được ký kết năm 1992 và có hiệu lực từ năm 2002, cho phép 35 quốc gia thành viên thực hiện các chuyến bay giám sát trên không phận của nhau. Những người đưa ra ý tưởng về hiệp ước tin rằng điều này sẽ giúp các quốc gia xây dựng niềm tin chiến lược, đặc biệt giữa các cường quốc hạt nhân như Nga và Mỹ.
Tuy nhiên, cả Matxcơva và Washington thường xuyên cáo buộc nhau vi phạm thỏa thuận bằng cách hạn chế các khu vực bay hay dùng các rào cản kỹ thuật khác. Ngày 22-11-2020, Mỹ chính thức rút khỏi hiệp ước sau 6 tháng thông báo ý định.
Động thái của Washington khi đó đã vấp phải sự lo ngại và chỉ trích từ một số nước, trong đó có Nga và Đức. Trung Quốc, một nước không phải là thành viên hiệp ước, cũng lên tiếng phê phán Mỹ và cho rằng hành động của Washington tạo ra tiền lệ xấu cho các nỗ lực kiểm soát vũ khí trong tương lai.
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 15-1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết nguy cơ quan hệ Nga - Mỹ tiếp tục xói mòn dưới thời Tổng thống Joe Biden vẫn còn. Bà nhấn mạnh sẽ là phản tác dụng nếu dùng ngôn từ kiểu "dọa nạt" để nói chuyện với Matxcơva.
"Bóng đang ở phần sân của người Mỹ", bà Zakharova ám chỉ việc cải thiện quan hệ nên phụ thuộc vào thái độ của Washington đối với Matxcơva. "Mỹ thậm chí đã đặt Nga vào danh sách những kẻ thù của họ", đại diện Bộ Ngoại giao Nga lập luận.
Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) giữa Mỹ và Nga dự kiến sẽ hết hạn vào tháng 2 tới. Tuy nhiên, hai bên vẫn chưa đạt được tiếng nói chung trong việc gia hạn New START thêm bao nhiêu năm. Hiệp ước này được ký kết năm 2010 và có hiệu lực một năm sau đó.
Theo Tuoitre.vn
TIN LIÊN QUAN
Theo sắc lệnh của Chính phủ Nga công bố ngày 11/5, Moskva đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với hơn 30 công ty năng lượng của Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Singapore.
12/05/2022
Người phát ngôn Điện Kremlin hôm 11/5 khẳng định tổng thống Nga không có kế hoạch ban bố tình trạng thiết quân luật giữa lúc Moscow tiến hành “chiến dịch quân sự" ở Ukraine.
11/05/2022
Bà Olga Makeeva - người nắm vị trí tương đương hàm Đại sứ của nước Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng tại Nga cho biết nước cộng hòa tự xưng này sẽ mở đại sứ quán ở Moscow vào tháng tới.
11/05/2022
Năm thống đốc vùng của Nga đã đồng loạt tuyên bố từ chức trong ngày hôm qua (10/5). Nhiệm kỳ của các quan chức này sẽ kết thúc vào cuối năm nay.
11/05/2022
Ngày 6-5, Ủy ban châu Âu (EC) công bố điều chỉnh đề xuất cấm vận dầu mỏ của Nga, cho phép Hungary, Slovakia và Cộng hòa Czech có thêm thời gian để thích ứng.
06/05/2022
Nhà chức trách Israel cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi lời xin lỗi vì phát biểu của Ngoại trưởng Sergey Lavrov liên quan đến Adolf Hitler và người Do Thái.
05/05/2022
Bộ Ngoại giao Nga thông báo cấm nhập cảnh hàng chục quan chức Nhật Bản, trong đó có Thủ tướng Fumio Kishida.
04/05/2022
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã công bố các biện pháp mới trừng phạt Nga tại Nghị viện châu Âu hôm nay (4/5). Những biện pháp này cần được 27 quốc gia thành viên của khối nhất trí thông qua.
04/05/2022
Theo sắc lệnh được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký ngày 3-5, các cá nhân và quốc gia 'không thân thiện' nằm trong danh sách sẽ bị cấm thực hiện giao dịch với người Nga, mua các sản phẩm thô và tinh chế do Nga sản xuất, khai thác.
03/05/2022
Nga cấm nhập cảnh 287 nghị sĩ Anh và trục xuất nhiều nhà ngoại giao Na Uy, Nhật Bản trong các động thái "ăn miếng trả miếng".
28/04/2022