Người Việt ở Berlin: 'Tôi mong sớm hết đại dịch Covid-19 vì...'
Berlin đang từng bước trở lại với nhịp sống thường ngày từ giữa tháng 5/2020, khi các biện pháp phong toả bắt đầu được nới lỏng sau gần hai tháng áp dụng nghiêm ngặt.
"Tôi chỉ mong muốn đại dịch chấm dứt để việc đầu tiên là tôi được cởi bỏ khẩu trang, để hít thở không khí," bà Nguyễn Thuý Dung, nhân viên làm việc tại một khách sạn của Berlin, chia sẻ với BBC, "và đi du lịch trở lại như ngày xưa."
"Là được chào đón khách hàng," bà Trần Thị Thu Hoàn, chủ nhà hàng Hoàn Kiếm nở nụ cười rạng rỡ, "vì rất rất nhớ khách hàng rồi."
"Đã hai tháng rồi, thật lâu. Tôi chỉ mong dịch bệnh nhanh qua đi để tôi có thể trò chuyện với khách hàng nhiều hơn," người chủ quán nói thêm.
Hai tháng làm thay đổi cuộc sống
Là một trong những nước châu Âu đóng cửa biên giới và áp lệnh phong toả chậm nhất, nhưng Đức lại là quốc gia cho đến nay được đánh giá là đã phòng chống dịch Covid-19 rất hiệu quả.
Thời gian hai tháng 'ngồi nhà' đã làm thay đổi cuộc sống thường nhật của hầu như tất cả mọi người.
Với một số người, đó là cơ hội để được thử làm những điều trước đây chưa có thời gian để làm.
"Lúc còn đi làm thì tôi rất bận rộn, thì nay tôi đã có thể nghiên cứu những lĩnh vực mới, thử nghiệm những thứ mới trong nghề nghiệp của mình," ông Lê Mạnh Hùng, một thầy giáo dạy nhạc và là một nhà báo tự do ở Berlin, nói. "Tôi có thời gian nhiều hơn để đọc sách."
Một số người khác lại coi đây là cơ hội để báo đáp quê hương thứ hai nhưng đã trở nên vô cùng gắn bó của mình.
Bà Dung cho biết sau khi khách sạn nơi bà làm việc phải tạm đóng cửa do dịch Covid-19, bà đã đăng ký làm phụ việc cho một bệnh viện.
"Mặc dù rất lo sợ vì bệnh viện là môi trường dễ tiếp xúc với bệnh, nhưng tôi nghĩ đây là phần đóng góp của mình," bà nói. "Mình đóng góp cho nước Đức, trả ơn nước Đức."
Tổn thương tâm lý
Cũng giống như ở bất kỳ thành phố lớn nào khác trên thế giới, những thay đổi lớn lao không ai ngờ trong đại dịch đã tác động trực tiếp đến cuộc sống, nếp sinh hoạt, thậm chí sức khỏe tâm thần của nhiều người.
Với ông Hùng, đó là việc vợ chồng ông không được gặp gỡ, chơi đùa với đứa cháu ngoại mới hơn hai tuổi vốn luôn quấn quýt ông bà. Và đau lòng hơn, đó là việc ông đã không thể về Việt Nam chịu tang người mẹ yêu thương, qua đời đúng vào lúc cuộc chiến chống đợt bùng phát lần hai dịch bệnh ở Việt Nam đang lên tới đỉnh điểm.
Với những người khác, có những người "gặp vấn đề về tâm lý rất nặng, phải vào bệnh viện để điều trị", ông Hùng kể. "Một số người mắc bệnh trầm cảm, hoặc phát sinh xung khắc trong gia đình."
Tuy nhiên, cũng có những người tìm được cách cân bằng cuộc sống, như nấu thử các món ăn chưa từng nấu, chơi thể thao...
Với bà Dung, niềm vui mới của bà là "trồng hoa trong nhà".
Nỗ lo kinh tế
Công việc kinh doanh đình trệ cũng là một chuyện đau đầu nữa trong thời dịch bệnh.
Đóng cửa nghỉ việc thì lo. Tới lúc được mở trở lại, nỗi lo vẫn chưa dứt, bà Hoàn chia sẻ.
"Nhà hàng tới hôm nay [16/5] đã được mở trở lại nếu đạt các quy định về vệ sinh. Ví dụ như bàn ăn phải cách nhau 2m, thực khách ngồi phải cách nhau đủ quy định của nhà nước."
"Tôi rất lo, vì với các điều kiện mà nhà nước yêu cầu là thực khách phải để lại thông tin cá nhân, tôi nghĩ là khách hàng sẽ rất ngại."
"Thêm nữa, khi đi ăn họ thường muốn ngồi cùng nhau để trò chuyện thì nay lại không được phép ngồi gần. Hay là một gia đình thì không được phép đi đông người cùng nhau."
Tương tự như các nền kinh tế lớn Mỹ và Anh, nước Đức có chính sách hỗ trợ kinh tế khá hùng hậu cho các doanh nghiệp trong thời kỳ dịch bệnh, điều mà bà Hoàn ghi nhận là "sự may mắn" cho những chủ kinh doanh như bà.
"Rất may là chúng tôi đã nhận được gói cứu trợ của nhà nước, là khoản được chi trả luôn cho các khoản như tiền thuê cửa hàng, tiền trả lương cho công nhân tạm nghỉ việc mà chủ lao động chưa thanh toán được tiền cho họ, tiền điện, tiền gas, cứu trợ rất nhiều, rồi cả các loại tiền bảo hiểm cho công nhân nữa."
Với những trải nghiệm đã qua và nhìn tới tương lai, ông Lê Mạnh Hùng nói ông hy vọng đồng thời tin tưởng là nước Đức sau thời kỳ đại dịch "vô cùng khó khăn" này sẽ nhanh chóng "vượt qua khủng hoảng" để mạnh mẽ trở lại.
"Tôi cầu mong điều đó, và mong bà con người Việt mình ở đây sẽ nhanh chóng tìm ra đường đi đúng đắn cho mình và sẽ tiếp tục thành công trong thời gian tới."
Theo BBC
TIN LIÊN QUAN
Mức cắt giảm 700.000 thùng cao hơn 40% kế hoạch thu hẹp sản lượng mà Nga từng đề ra để đáp trả lệnh áp trần giá dầu của phương Tây.
08/04/2023
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nga hai tháng đầu năm đạt hơn 205 triệu USD, giảm gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái.
26/03/2023
Thủ tướng Mikhail Mishustin cho hay kinh tế Nga đã "sống sót" và sẽ hoàn toàn thích nghi với các lệnh trừng phạt phương Tây vào năm sau.
25/03/2023
Nhà thờ thánh Basil hàng trăm năm tuổi ở Moskva sở hữu kiến trúc độc đáo với mái vòm củ hành và họa tiết trang trí rực rỡ.
19/03/2023
Ngân hàng trung ương Nga vừa ra thông báo cho hay, ngân hàng này sẽ giữ lãi suất cơ bản ở mức 7,5% lần thứ 4 liên tiếp, cho thấy khả năng tăng lãi suất trong trường hợp rủi ro lạm phát gia tăng.
19/03/2023
Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây đang "cắt đứt xương sống" của nền kinh tế Nga, nước này đang rất cần phát triển các thị trường mới cho các công ty dầu khí.
12/03/2023
Trong 10 tháng đầu năm tài khóa này, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Nga và Ấn Độ đạt mức kỷ lục 39,8 tỷ USD.
11/03/2023
Tổng tài sản ròng của những người giàu nhất nước Nga đã tăng 10,4 tỷ USD kể từ đầu năm bất chấp các lệnh trừng phạt chưa từng có của phương Tây đối với giới doanh nhân nước này.
08/03/2023
Tập đoàn vận chuyển và logistics A.P. Moller-Maersk chính thức chuyển nhượng quyền vận hành hai điểm logistics tại Nga cho công ty IG Finance Development.
08/03/2023
Kim ngạch thương mại giữa Nga và Liên minh châu Âu (EU) đã tăng 2,3% vào năm 2022, đạt mức cao nhất kể từ năm 2014 tới thời điểm báo cáo.
08/03/2023