8 tháng, người Việt chi 66,9 triệu USD mua ôtô Nga
Lượng ôtô nhập khẩu của Việt Nam từ Nga trong 8 tháng đầu năm 2016 cao gấp gần 4 lần so với cùng thời gian năm 2015.
Theo Hải quan Việt Nam, trong 8 tháng qua, Việt Nam nhập khẩu 1,18 nghìn chiếc ôtô nguyên chiếc các loại từ thị trường Nga, tăng 373,6% tức cao gấp gần 4 lần (tương ứng tăng 868 chiếc) so với cùng thời gian năm 2015, giá trị tương ứng đạt 66,9 triệu USD.
Trong đó, nhập khẩu ôtô tải đạt 960 chiếc, tăng 707 chiếc; ôtô loại khác đạt 172 chiếc, tăng 137 chiếc; ôtô loại 9 chỗ ngồi trở xuống chỉ có 48 chiếc, trong khi 8 tháng năm 2015 chỉ nhập chỉ duy nhất 1 chiếc ôtô nguyên chiếc loại này.
Lada XRAY với bộ mặt trước thiết kế hình chữ X.
Theo đánh giá của giới kinh doanh, lượng ôtô nhập khẩu từ Nga sẽ còn tăng cao khi mà Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu (VN-EAEU FTA) đã chính thức có hiệu lực vào ngày 5.10. Theo đó, khi Hiệp định này có hiệu lực, dự kiến thuế suất một số dòng ôtô nhập khẩu từ Nga vào Việt Nam sẽ về 0.
Cụ thể, theo Dự thảo Quyết định về nghị định thư giữa Việt Nam và Liên bang Nga về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam, từ ngày 5.10, liên doanh tại Việt Nam giữa doanh nghiệp Nga (Nhà máy sản xuất ô tô GAZ, Công ty Thương mại quốc tế Kamaz và Công ty cổ phần Đại chúng Ulyanovsky Avtomobilny Zavod - UAZ) với doanh nghiệp Việt Nam được quyền nhập khẩu miễn thuế trong hạn ngạch một số loại xe.
Mục đích của việc miễn thuế nhập khẩu đối với một số xe nguyên chiếc này là để bán thăm dò sức mua cũng như thị hiếu của thị trường. Bên cạnh đó, bộ phụ tùng và linh kiện được liên doanh nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam và cần thiết cho lắp ráp công nghiệp các phương tiện vận tải có động cơ dạng SKD, trừ các phụ tùng và linh kiện được sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam cũng sẽ được miễn thuế.
Mặc dù vậy, giới kinh doanh cũng cho rằng, xe Nga có thể sẽ gặp nhiều khó khăn tại thị trường Việt Nam bởi những hãng xe tới từ Nhật Bản, Hàn Quốc quá hiểu thị trường Việt Nam và những sản phẩm của các hãng này cũng phù hợp với người châu Á hơn. Trong khi đó, thương hiệu các hãng xe của Nga cũng không thực sự phổ biến ở Việt Nam, cũng như đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam...
Theo http://danviet.vn
TIN LIÊN QUAN
Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom vừa thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria từ ngày 27/4.
27/04/2022
Các nhà phân tích tại S&P Global Market Intelligence dự doán, Nga sẽ mất 10 năm để khôi phục nền kinh tế về mức năm 2021.
26/04/2022
Theo nhóm phân tích của ngân hàng Promsvyazbank, yếu tố có thể hỗ trợ cho đồng ruble trong tuần này là việc các công ty Nga sẽ phải trả thuế thu nhập vào ngày 28/4.
26/04/2022
Quan chức Nga cho rằng dù nền kinh tế không thể sụp đổ, GDP khó tránh sụt giảm nếu tình hình không cải thiện.
Khoảng 8.000 chiếc ô tô, trong đó có hàng ngàn xe sang mang thương hiệu Mercedes, Lexus, Cadillac... xuất sang Nga đang mắc kẹt tại cảng Zeebrugge của Bỉ, sau khi các quốc gia châu Âu áp dụng lệnh trừng phạt đối với Nga.
26/04/2022
Theo Viện Tài chính Quốc tế Mỹ (IIF), xuất khẩu dầu mỏ của Nga đang đạt “tốc độ kỷ lục” trong tháng Tư và doanh thu từ hoạt động này “có khả năng cao hơn đáng kể” so với cùng kỳ năm trước.
26/04/2022
Ủy ban châu Âu cho rằng các công ty có thể mở tài khoản thanh toán khí đốt Nga bằng ruble và điều này không vi phạm lệnh cấm vận.
24/04/2022
Các nhà kinh doanh và sản xuất đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tiếp tục mua món hàng này từ Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.
23/04/2022
Trong một thông báo ngày 22/4, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết các doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) có thể tuân thủ hệ thống thanh toán mà Nga để xuất, theo đó thanh toán các hợp đồng mua khí đốt bằng đồng ruble mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Moskva. Mặc dù vậy, hiện chưa rõ quy trình này sẽ được thực hiện như thế nào.
22/04/2022
Bộ Tài chính Vương quốc Anh ngày 22/4 thông báo cho phép thanh toán tiền mua khí đốt của Nga thông qua ngân hàng Gazprombank đến ngày 31/5. Động thái này nhằm đảm bảo nguồn cung khí đốt cho EU.
22/04/2022