Gazprombank trở thành ngân hàng đầu tiên ở Nga đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo
Gazprombank chọn Rosatom - tập đoàn năng lượng hạt nhân Nga - làm đối tác tài chính cho dự án xây dựng các trạm điện gió công suất 340 MW.

Bên cạnh đó, Gazprombank còn cấp vốn cho công ty VetroOGK-2 (công ty con của Rosatom) số tiền 40 tỷ rúp trong vòng 12 năm. Trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ của nhà nước cho các doanh nghiệp hoạt động sử dụng năng lượng tái tạo, các trạm điện gió được xây dựng thông qua cơ chế hợp đồng cung cấp công suất điện. Quá trình xây dựng dự án kéo dài trong 2 năm và vào năm 2022, điện sẽ được cung cấp cho thị trường bán buôn. Công trình điện gió công suất 340 MW là dự án thí điểm, trong đó các cơ chế tài chính được thực hiện một cách bền vững.
Một trong những xu hướng chính trong ngành năng lượng điện của Nga là phát triển năng lượng tái tạo. Qua đây, Gazprombank đặt nhiều hy vọng vào năng lượng tái tạo và trở thành tổ chức ngân hàng đầu tiên ở Nga quyết định đầu tư vào lĩnh vực này. Trước đó, Gazprombank đóng vai trò là đối tác tài chính trong dự án xây dựng bởi các công ty con của Rosatom, trạm điện gió với công suất 660 MW tại Adygea và vùng lãnh thổ Stavropol.
Năm 2017, Gazprombank và VetroOGK đã ký hợp đồng cho vay số tiền 63,1 tỷ rúp nhằm hỗ trợ xây dựng một trạm điện gió với tổng công suất 610 MW ở miền Nam nước Nga. Vào tháng 2/2018, GPB-Vetroelekrogeneratzia (công ty con của Gazprombank) đã mua lại từ Rosatom 49,5% cổ phần dự án VetroOGK để thực hiện dự án đầu tư xây dựng các trạm điện gió. Vào tháng 4/2019, Gazprombank và VetroOGK đã đồng ý mở rộng vốn xây dựng khi tăng thêm công suất trạm điện gió với giới hạn ở mức 6,6 tỷ rúp. Kết quả của việc hợp tác giữa hai bên đối với công suất lắp đặt của các trạm điện gió sẽ đạt 1 GW (hơn 100 tỷ rúp).
Ngoài hợp tác với Rosatom, Gazprombank còn tiến hành đầu tư vào các dự án của Quỹ phát triển năng lượng gió, được tạo ra bởi Fortum và RUSNANO. Dự kiến, khối lượng vận hành các nhà máy điện gió ở Nga đến năm 2024 sẽ đạt khoảng 3.300 MW. Trong số này, 1.823 MW (55%) là các dự án của Quỹ phát triển năng lượng gió.
Theo Petrotimes.vn
TIN LIÊN QUAN
Trước tác động của xung đột Nga - Ukraine, 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hàng hóa sang Nga đạt 621,9 triệu USD, giảm 43,9% so với cùng kỳ năm 2021.
28/05/2022
Giới chức Nga thừa nhận nước này cần khoản ngân sách rất lớn để tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, cũng như để kích thích kinh tế dưới "bão" trừng phạt phương Tây.
28/05/2022
Nga thanh toán phí bản quyền cho các chủ sở hữu trí tuệ nước ngoài "không thân thiện" bằng đồng rúp.
28/05/2022
Theo tờ Cnews, vào tháng 2, Bộ Nội vụ Nga thừa nhận gặp rắc rối trong việc tìm kiếm các con chip “cây nhà lá vườn” và hệ quả là phải chuyển sang các con chip do Intel sản xuất.
28/05/2022
Trong số các biện pháp trừng phạt của phương Tây dành cho Nga, các chuyên gia nhắc đến khả năng loại bỏ hoàn toàn Nga khỏi Internet toàn cầu.
28/05/2022
Ngày 27/5, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov ngày 27/5 cho biết thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt của nước này dự tính tăng thêm 1.000 tỷ ruble (khoảng 14,4 tỷ USD) trong năm nay.
28/05/2022
Tỷ phú Nga Andrey Melnichenko đã nhượng quyền sở hữu hai trong số các công ty than và phân bón lớn nhất thế giới cho vợ, một ngày trước khi ông bị Liên minh châu Âu (EU) trừng phạt.
28/05/2022
Nga đang thông qua một đạo luật mới, cho phép nước này kiểm soát các doanh nghiệp địa phương của các công ty phương Tây quyết định rời đi sau chiến dịch quân sự của Moscow vào Ukraine.
28/05/2022
Ngày 27/5, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết, 85% các chuyên gia công nghệ thông tin rời Nga đã quay trở lại.
28/05/2022
Hãng tin Bloomberg trích dẫn các nhà phân tích thuộc Công ty nghiên cứu thị trường Kpler (Anh) nhận định, châu Á lần đầu tiên vào tháng 4/2022 đã trở thành nhà nhập khẩu dầu lớn nhất của Nga, vượt qua cả châu Âu.
27/05/2022