Nga sắp hạ lãi suất thấp nhất trong 3 thập kỷ
Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất xuống mức thấp nhất trong 3 thập kỷ kể từ khi Liên bang Xô Viết sụp đổ trong cuộc họp chính sách tiền tệ 19/6 tới đây.
Hồi tuần trước, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) Elvira Nabiullina cho hay mức lạm phát thấp hơn đáng kể trong 5 tháng đầu năm 2020 đã mang đến cho CBR dư địa cắt giảm lãi suất sâu thêm nhằm thúc đẩy nền kinh tế hồi sinh sau hệ lụy khủng khiếp từ đại dịch Covid-19.
Hồi tháng 4, Ngân hàng Trung ương Nga đã quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản 0,5%, đưa lãi suất xuống mức 5,5%. Giờ đây, khi Thống đốc Elvira báo hiệu tín hiệu cắt giảm mới, các nhà phân tích đang kỳ vọng mức giảm 0,5% lãi suất tiếp theo, qua đó hạ lãi suất cơ bản xuống mức 5% thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Một số nhà quan sát táo bạo hơn thậm chí dự báo mức cắt giảm tới 1% trong bối cảnh Nga trở thành một trong những nền kinh tế chịu tác động nặng nề nhất của sự bùng phát đại dịch Covid-19.
Matthias Karabaczek, nhà phân tích châu Âu tại Cơ quan tình báo Kinh tế nhận định: “Trong bối cảnh kinh tế gần như chạm đáy hồi tháng 4 trước khi bắt đầu hồi phục chậm rãi trong tháng 5 và tháng 6… CBR có thể sẽ không kiềm chế mức cắt giảm lãi suất”. Ông Matthias dự báo mức cắt giảm tổng cộng 1,5% từ nay đến cuối năm 2020, qua đó đưa lãi suất cơ bản tại Nga xuống mức 4%.
Dù hầu hết các nhà quan sát dự báo Ngân hàng Trung Ương Nga sẽ cắt giảm lãi suất trong cuộc họp chính sách tiền tệ cuối tuần này, vẫn còn nhiều hoài nghi xoay quanh tác động của việc giảm chi phí vay như vậy với nền kinh tế Nga.
Vladimir Tikhomirov, nhà phân tích tại BCS Financial Group nhận định nền kinh tế Nga vốn đã thiếu nhu cầu vay vốn đầu tư mới, đồng nghĩa với việc tăng trưởng kinh tế đã chững lại ngay trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu - ngành đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc nội của đất nước, tốc độ tăng trưởng đã chậm đi rõ rệt.
“Đây là một vấn đề lớn, vì chúng ta đã chứng kiến nhiều ngân hàng Trung Ương cắt giảm lãi suất mạnh mẽ với kỳ vọng kích thích nhu cầu tín dụng, tăng trưởng đầu tư, tạo việc làm cho người dân và cuối cùng là phục hồi tăng trưởng kinh tế. Nhưng ở trường hợp của Nga, cho đến nay chúng ta chưa thấy nhiều bằng chứng nhu cầu tín dụng và đầu tư, đặc biệt là ở các doanh nghiệp, đang tăng lên”,
Một số nền kinh tế lớn như Nhật Bản hay khu vực đồng EURO cũng chứng kiến tăng trưởng kinh tế trì trệ từ lâu dù chính phủ duy trì lãi suất ở mức 0, thậm chí lãi suất âm để khuyến khích vay.
Ông Vladimir Tikhomirov đề xuất một số biện pháp tăng chi tiêu chính phủ như tăng lương, lương hưu hoặc trợ cấp, tăng đầu tư dự án cơ sở hạ tầng để thúc đẩy nhu cầu sẽ là phương tiện hiệu quả hơn để trẻ hóa nền kinh tế cũng như kích thích tăng trưởng sau cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19. Ngoài ra, một số biện pháp tài chính khác như cho vay trả chậm với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay lãi suất 0% với các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, cho vay lãi suất ưu đãi với các ngành chủ chốt… có thể sẽ phát huy hiệu quả hơn giảm lãi suất, theo ông Tikhomirov.
Tính đến hôm 17/6, Nga xác nhận 553.301 ca nhiễm Covid-19 và 7.478 ca tử vong trên cả nước, là một trong những quốc gia có số ca nhiễm Covid-19 lớn nhất thế giới.
Theo Danviet.vn
TIN LIÊN QUAN
Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom vừa thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria từ ngày 27/4.
27/04/2022
Các nhà phân tích tại S&P Global Market Intelligence dự doán, Nga sẽ mất 10 năm để khôi phục nền kinh tế về mức năm 2021.
26/04/2022
Theo nhóm phân tích của ngân hàng Promsvyazbank, yếu tố có thể hỗ trợ cho đồng ruble trong tuần này là việc các công ty Nga sẽ phải trả thuế thu nhập vào ngày 28/4.
26/04/2022
Quan chức Nga cho rằng dù nền kinh tế không thể sụp đổ, GDP khó tránh sụt giảm nếu tình hình không cải thiện.
Khoảng 8.000 chiếc ô tô, trong đó có hàng ngàn xe sang mang thương hiệu Mercedes, Lexus, Cadillac... xuất sang Nga đang mắc kẹt tại cảng Zeebrugge của Bỉ, sau khi các quốc gia châu Âu áp dụng lệnh trừng phạt đối với Nga.
26/04/2022
Theo Viện Tài chính Quốc tế Mỹ (IIF), xuất khẩu dầu mỏ của Nga đang đạt “tốc độ kỷ lục” trong tháng Tư và doanh thu từ hoạt động này “có khả năng cao hơn đáng kể” so với cùng kỳ năm trước.
26/04/2022
Ủy ban châu Âu cho rằng các công ty có thể mở tài khoản thanh toán khí đốt Nga bằng ruble và điều này không vi phạm lệnh cấm vận.
24/04/2022
Các nhà kinh doanh và sản xuất đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tiếp tục mua món hàng này từ Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.
23/04/2022
Trong một thông báo ngày 22/4, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết các doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) có thể tuân thủ hệ thống thanh toán mà Nga để xuất, theo đó thanh toán các hợp đồng mua khí đốt bằng đồng ruble mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Moskva. Mặc dù vậy, hiện chưa rõ quy trình này sẽ được thực hiện như thế nào.
22/04/2022
Bộ Tài chính Vương quốc Anh ngày 22/4 thông báo cho phép thanh toán tiền mua khí đốt của Nga thông qua ngân hàng Gazprombank đến ngày 31/5. Động thái này nhằm đảm bảo nguồn cung khí đốt cho EU.
22/04/2022