Bác sĩ chống Covid-19 Nga thất vọng vì lương giảm
Maria, nữ bác sĩ 24 tuổi ở ngoại ô Moskva, kỳ vọng được trả thêm nếu có bệnh nhân nhiễm nCoV, nhưng thực tế thu nhập cô lại giảm.
Tại thị trấn nhỏ nằm cách Moskva 200 km, Maria thăm khám bệnh nhân tại nhà và thường nhận khoảng 3 cuộc gọi mỗi ngày. Tuy nhiên, con số này đã tăng lên 30 cuộc vào tháng 4, khi Covid-19 tấn công nước Nga.
Khi Tổng thống Vladimir Putin cam kết hỗ trợ thêm 80.000 rúp (1.100 USD) một tháng cho các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân Covid-19, Maria nghĩ khoản tiền này sẽ bù đắp cho công việc quá tải và nguy cơ lây nhiễm mà cô phải đối mặt.
"Tôi đã hy vọng nếu mình tiếp xúc với người nhiễm, tôi sẽ được trả thêm tiền", cô nói.
Tuy nhiên, thực tế lại khác. Sau khi một bệnh nhân mà cô từng thăm khám và lấy mẫu dương tính với nCoV, Maria được yêu cầu tự cách ly trong hai tuần. Lương tháng 4 của cô bị giảm còn 14.000 rúp (190 USD).
Thu nhập hàng tháng của cô không cố định, nhưng cao nhất là 36.000 rúp (gần 500 USD), nhờ làm hai công việc khác nhau và thêm giờ.
"Tôi có thể đã nhiễm virus, nhưng thay vì được hỗ trợ, lương của tôi lại ít hơn bình thường", Maria nói. Cô chỉ được cấp một khẩu trang y tế và một đôi găng tay mỗi ca làm việc.
Chính quyền đã hứa trả thêm 25.000-80.000 rúp tiền lương và phụ cấp hàng tháng cho các y bác sĩ và tài xế trên tuyến đầu chống Covid-19. Tuy nhiên, khi các bác sĩ nhận lương tháng 4, hầu hết họ không nhận được khoản hỗ trợ trên. Nhiều người đã chia sẻ lên mạng các tấm séc, trong đó khoản tiền trả thêm là 10 USD hoặc ít hơn, hoặc không có.
Hôm qua, Thủ tướng Mikhail Mishustin thừa nhận vấn đề này. Ông cho hay chính phủ đã chuyển 27 tỷ rúp (365 triệu USD) tiền phụ cấp cho các nhân viên y tế, nhưng giới chức địa phương chỉ chi ra 4,5 tỷ rúp (60,8 triệu USD).
"Có những vấn đề trong cách chi trả, thậm chí ở những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, nơi khối lượng công việc của các y bác sĩ đạt tới tối đa", ông nói.
Với hơn 242.000 ca nhiễm nCoV và số ca nhiễm mới vẫn tăng đều, Nga đang là vùng dịch lớn thứ ba thế giới.
Andrei Konoval, chủ tịch Liên đoàn Hành động vì Nhân viên y tế, cho hay chỉ thị của Tổng thống Putin đã mất đi tính đúng đắn ban đầu khi truyền qua bộ máy quan liêu của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Một số bệnh viện chỉ đưa những nhân viên nhất định vào "nhóm điều trị Covid-19", vì thế khi những người khác như Maria đối mặt với virus, họ không được nhận tiền hỗ trợ.
Ở một số vùng, các cơ sở y tế còn tính toán thời gian y bác sĩ tiếp xúc với ca nhiễm đến từng phút để giảm tiền. Các đội cứu thương ở một số bệnh viện chỉ được trả thêm tiền nếu điều trị cho các ca nhiễm nCoV đã được xác nhận.
"Trên thực tế, các đội cứu thương tiếp nhận cuộc gọi cấp cứu do huyết áp cao còn có nguy cơ lây nhiễm cao hơn, vì họ ít được trang bị bảo hộ và các bệnh nhân không biết họ có bị nhiễm không", Konoval nói. "Khoản trợ cấp hứa hẹn nghe rất thu hút nhưng lại gây ra thất vọng to lớn cho các bác sĩ".
Điều này đã khiến nỗi thất vọng trước đó của các y bác sĩ tăng cao, nhất là sau các cuộc cải cách "tối ưu hóa" gần đây khiến hàng nghìn phòng khám đóng cửa.
"Đó giống như một trò đùa tàn nhẫn với các nhân viên y tế", Konoval nói, thêm rằng tuần trước, liên đoàn đã đệ đơn kiến nghị chính quyền thanh toán đầy đủ các khoản tiền trên và kêu gọi mở rộng tiêu chí được hỗ trợ. Đơn kiến nghị đã thu hút hơn 90.000 chữ ký.
Konoval cho rằng tuyên bố của Điện Kremlin đã tạo ra căng thẳng giữa các y bác sĩ và xã hội vào thời điểm mà hầu hết người Nga đang gặp khó khăn về tài chính.
"Tin đồn rằng các bác sĩ được trả nhiều tiền trong đại dịch gây bức xúc cho các bác sĩ vẫn đang tiếp tục làm việc để kiếm từng đồng", ông nói.
Hầu hết các y bác sĩ Nga không yêu cầu trả thêm tiền bởi ở nước này, y tế được xem như một nghề phục vụ hơn là một công việc cần được đền đáp thích đáng.
"Các bệnh nhân nói với chúng tôi rằng chúng tôi phải được trả lương cao vì làm việc rất nhiều", Maria nói. "Nhưng không có ai than phiền cả, vì không thay đổi được gì. Tôi muốn công lý chiến thắng nhưng tôi sẽ không khiêu chiến".
Theo VnExpress
TIN LIÊN QUAN
Một phụ nữ Trung Quốc đã mất nhiều năm viết vô số nội dung giả về nước Nga thời Trung cổ trên bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
14/07/2022
Để tránh lệnh cấm bán hàng xa xỉ ở Nga, một số thương hiệu đã nảy ra ý tưởng chia nhỏ từng bộ phận của đồ hiệu rồi bán cho khách hàng về tự lắp ráp.
27/06/2022
Không thể bán ngũ cốc từ trang trại của mình sang châu Âu vì lệnh trừng phạt phương Tây, Yevgeny Shifanov chuyển hướng sang thị trường nội địa.
18/06/2022
Nhiều siêu du thuyền liên quan tới giới tài phiệt Nga đang né lệnh trừng phạt của phương Tây bằng cách tắt Hệ thống Nhận dạng Tự động.
31/05/2022
Tỷ phú Nga Andrey Melnichenko đã nhượng quyền sở hữu hai trong số các công ty than và phân bón lớn nhất thế giới cho vợ, một ngày trước khi ông bị Liên minh châu Âu (EU) trừng phạt.
28/05/2022
Một người đàn ông đã lái xe 250km trong hai tiếng rưỡi chỉ để thưởng thức chiếc bánh mì kẹp thịt tại McDonald’s, trước khi cửa tiệm này đóng cửa và chuỗi thức ăn nhanh này rời khỏi thị trường Nga.
18/05/2022
Chị T.T.T.Hà (Q.Tân Bình, TP.HCM) chuyển hơn 91 triệu đồng từ Citibank đến NH Liên doanh Việt - Nga nhưng hơn một tháng qua khoản tiền này đã bị Citibank chặn lại với lý do Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga đang rơi vào tình trạng “bị cấm vận”.
17/05/2022
Giữa lúc phương Tây vẫn đang tiếp tục công bố thêm các gói trừng phạt, Thổ Nhĩ Kỳ nổi lên thành một địa điểm được giới tài phiệt Nga ưa thích để cất giữ tài sản.
17/05/2022
Nhiều phụ nữ Nga giàu có quay video dùng kéo cắt nát chiếc túi Chanel đắt tiền, do bị thương hiệu này cấm mua ở nước ngoài và đeo chúng ở Nga.
07/04/2022
Ngày 28-3, đại diện tờ Novaya Gazeta - tờ báo độc lập hàng đầu của Nga thông báo tờ này sẽ đình chỉ hoạt động trực tuyến và in ấn cho tới khi Moskva chấm dứt "chiến dịch quân sự" tại Ukraine.
28/03/2022